0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 13/08/2024 06:37 (GMT+7)

Giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thị trường thứ cấp giảm 26,2%

Theo dõi KT&TD trên

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 7 trên thị trường thứ cấp đạt 84.406 tỷ đồng, bình quân đạt 3.670 tỷ đồng/phiên, giảm 26,2% so với bình quân tháng 6/2024...

Giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thị trường thứ cấp giảm 26,2% - Ảnh 1

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 7/2024, có 33 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 31.387 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 395 tỷ đồng trong tháng 7/2024. Lũy kế 7 tháng đầu 2024, có 175 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 168.433 tỷ đồng và 12 đợt phát hành ra công chúng trị giá 14.586 tỷ đồng. Trong số các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chiếm 7% giá trị.

Trong tháng 7, các doanh nghiệp đã mua lại 32.094 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong phần còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 121.854 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 51.603 tỷ đồng, tương đương 42%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 4 mã trái phiếu công bố chậm trả gốc, lãi mới trong tháng với tổng giá trị 3.392 tỷ đồng và 41 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc.

Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 7 đạt 84.406 tỷ đồng, bình quân đạt 3.670 tỷ đồng/phiên, giảm 26,2% so với bình quân tháng 6.

FiinGroup cho biết, trên thị trường sơ cấp, lãi suất phát hành của nhóm ngành bất động sản giảm mạnh trong tháng 7, một phần do không có trái phiếu của VinGroup phát hành trong kỳ. Ở chiều ngược lại, lãi suất phát hành của nhóm ngân hàng tăng nhẹ, ở mức bình quân 6,6%/năm. Có sự tăng mạnh về lãi suất phát hành của nhóm dịch vụ tài chính; tuy nhiên do khối lượng phát hành không đáng kể (20 tỷ) nên không phản ánh rõ xu hướng về lãi suất của ngành.

Trên thị trường thứ cấp, duy nhất nhóm ngành bất động có sự sụt giảm về lợi suất tới ngày đáo hạn bình quân (YTM-Yield to Maturity). FiinGroup cho biết sự sụt giảm trên đến từ những giao dịch bất thường ở nhóm kỳ hạn 5-7 năm, với mức lợi suất tới ngày đáo hạn chỉ 3,37%, không phải là mức lợi suất phản ánh đúng giao dịch thị trường.

Trong tháng 7, giá trị YTM giao dịch thứ cấp giảm nhẹ so với tháng trước khi chỉ ghi nhận 2 mã trái phiếu có YTM trên 11% là thuộc Công ty Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn và Vinhomes. Lợi suất đầu tư của nhóm ngân hàng ổn định ở mức 6-7% tùy theo thời hạn còn lại.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thị trường thứ cấp giảm 26,2%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.