0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 23/05/2025 06:32 (GMT+7)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh cao hơn tín dụng chung của nền kinh tế

Theo dõi KT&TD trên

Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017-2024 đạt trên 21%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung cho nền kinh tế.

Thông tin tại tọa đàm về đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 diễn ra mới đây, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, trước những tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, vấn đề suy thoái môi trường đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội, tăng trưởng xanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới – đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh cao hơn tín dụng chung của nền kinh tế - Ảnh 1
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: SBV

Chính vì vậy, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh – phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên là xu thế tất yếu để Việt Nam hướng đến một tương lai bền vững, bao trùm và thịnh vượng.

Thời gian qua, vấn đề về tăng trưởng xanh được Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm thúc đẩy, đề ra các định hướng, mục tiêu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển của đất nước qua từng thời kỳ thông qua Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia các giai đoạn 2011-2020; giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2025 và thông qua những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính như: Cam kết của Việt Nam tại Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cam kết mục tiêu NetZero tại Hội nghị COP26.

Đặc biệt là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh bao gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 134 hoạt động cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương. Về nguồn lực thực hiện Chiến lược, bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, nguồn huy động quốc tế, Chính phủ đều đặt yêu cầu trọng tâm phải thúc đẩy tín dụng xanh, đáp ứng nhu cầu vốn chuyển đổi nền kinh tế.

Xác định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã vào cuộc rất sớm, từ năm 2015 đã lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững trong các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng; Chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; đặt ra yêu cầu tăng dần tỷ trọng tín dụng đầu tư cho các dự án xanh, phát triển ngân hàng xanh tại các Chiến lược; Đề án phát triển của Ngành ngân hàng thông qua các giải pháp tăng cường nhận thức, năng lực thực thi của toàn ngành về tăng trưởng xanh.

Đặc biệt, năm 2023, NHNN tiếp tục ban hành Kế hoạch hành động của toàn Ngành triển khai Chiến lược quốc gia về tín dụng xanh giai đoạn 2021-2030 và các Đề án về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam, với 7 nhóm nhiệm vụ đồng bộ, toàn diện cho các đơn vị Vụ, Cục, chi nhánh của NHNN, và các TCTD.

Sau gần 2 năm triển khai Kế hoạch hành động của ngành đã đạt nhiều kết quả tích cực. "Nhận thức về yêu cầu phát triển bền vững có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh", Phó Thống đốc cho biết.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến tháng 3 vừa qua có 58 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, trong khi năm 2017 chỉ có 15 tổ chức tín dụng. Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017-2024 đạt trên 21%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung cho nền kinh tế. Cùng với đó, có 57 tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội với dư nợ 3,62 triệu tỷ đồng, tăng hơn 15 lần so với thời điểm 2017.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế việc triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng còn không ít khó khăn. Đơn cử, việc triển khai chưa đồng đều, nhiều TCTD chưa báo cáo NHNN, chưa phát sinh tín dư nợ tín dụng xanh. Kết quả tín dụng xanh chưa cao mặc dù còn nhiều dư địa phát triển, do thiếu khung pháp lý về Danh mục xanh. Công cụ thẩm định rủi ro còn hạn chế, thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư xanh dài, hiệu quả tài chính chưa rõ ràng. Việc huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính xanh quốc tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó là yêu cầu ngày càng cao về quản trị, chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng trong lĩnh vực môi trường, xã hội, khí hậu để nhận diện, thẩm định quản lý, giám sát khoản cấp tín dụng cũng như tư vấn, hỗ trợ khách hàng đáp ứng các tiêu chí mới của quốc tế về phát thải;…. Để giải quyết những khó khăn này không chỉ có sự nỗ lực của ngành ngân hàng mà cần phối hợp đồng bộ các cơ quan quản lý Nhà nước, sự hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức quốc tế.

Duy Khánh

Bạn đang đọc bài viết Tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh cao hơn tín dụng chung của nền kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang
Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Thủ đoạn giả danh Công an lừa đảo qua điện thoại gia tăng nhắm vào giới trẻ tại Hà Nội
Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện, đặc biệt nhắm vào đối tượng thanh niên trẻ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa.
Bộ Tài chính muốn giảm mạnh tiền chuyển đất nông nghiệp sang đất ở
Mới đây, Bộ Tài chính đã có tờ trình dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2024/NĐ-CP về tiền sử dụng đất đã đề xuất giảm đến 70% tiền đất cho hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở trong hạn mức và giảm 1/2 tiền đất ngoài hạn mức.
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng SeABank phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?
Với mức giá dưới 500 triệu đồng sau khi áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và miễn lệ phí trước bạ, cùng chi phí vận hành hợp lý của xe điện, VinFast VF 5 đang trở thành lựa chọn phù hợp cho nhiều người tiêu dùng Việt có nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân mà không cần đầu tư quá lớn.