0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 07/03/2025 09:19 (GMT+7)

Thị trường trà sữa Việt Nam: Mô hình nhượng quyền nào đang hấp dẫn nhà đầu tư?

Theo dõi KT&TD trên

Kinh doanh nhượng quyền từ lâu đã không còn là câu chuyện mới. Ngày nay, mọi người thường chọn tham gia mua nhượng quyền của doanh nghiệp đã có thương hiệu khi bắt đầu kinh doanh.

Lý do đơn giản là vì những cửa hàng này có đầy đủ quy trình kinh doanh và với lợi thế về thương hiệu, việc kinh doanh cũng dễ dàng hơn, nhất là với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm.

Theo đó, hình thức nhượng quyền quán trà sữa ngày càng phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Có vẻ như trong suy nghĩ của nhiều người, mở quán trà sữa là lựa chọn tốt nhất để khởi nghiệp. Nhưng ít ai biết việc tham gia mở quán trà sữa nhượng quyền cũng có rất nhiều “cạm bẫy” trong đó.

Những năm gần đây, trà sữa đã trở thành một trong những thị trường F&B phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành này thu hút nhiều thương hiệu trong và ngoài nước tham gia, với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, trong đó mô hình nhượng quyền thương hiệu (franchise) đang chiếm ưu thế. Các thương hiệu trà sữa nổi tiếng như Yi He Tang, Gong Cha, Koi Thé, Phúc Long và The Alley đã tạo nên cuộc đua khốc liệt để giành thị phần.

Thị trường trà sữa Việt Nam: Mô hình nhượng quyền nào đang hấp dẫn nhà đầu tư?  (Ảnh minh họa)
Thị trường trà sữa Việt Nam: Mô hình nhượng quyền nào đang hấp dẫn nhà đầu tư? (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, mô hình nhượng quyền (franchise) đang nổi lên như một phương thức hiệu quả giúp các thương hiệu nhanh chóng mở rộng mạng lưới và tăng độ nhận diện trên thị trường. Đồng thời, mô hình này cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này với rủi ro thấp hơn so với việc tự khởi nghiệp một thương hiệu mới.

Mô hình nhượng quyền trong ngành trà sữa có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nhượng quyền toàn diện và nhượng quyền bán phần. Nhượng quyền toàn diện thường yêu cầu nhà đầu tư tuân thủ toàn bộ hệ thống quy trình từ thương hiệu gốc, bao gồm công thức đồ uống, thiết kế cửa hàng, quản lý vận hành và chiến lược marketing. Với mô hình này, nhà đầu tư được hỗ trợ tối đa nhưng chi phí nhượng quyền thường khá cao. Ngược lại, nhượng quyền bán phần cho phép chủ cửa hàng có quyền tự chủ nhiều hơn trong vận hành nhưng vẫn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn chung. Mô hình này thường phù hợp với những nhà đầu tư có nguồn vốn nhỏ hơn hoặc muốn linh hoạt hơn trong kinh doanh.

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa cũng có những điểm hạn chế nhất định. Bạn sẽ chỉ được giao quyền sử dụng thương hiệu trong một thời gian cụ thể chứ không phải là thương hiệu thuộc quyền sở hữu của bạn. Các hoạt động phải dựa trên khuôn khổ cụ thể trong hợp đồng, do đó hạn chế việc sáng tạo của chủ cửa hàng trong quá trình kinh doanh.

Hơn nữa, bạn phải chấp nhận chia sẻ rủi ro với bên chủ nhượng quyền. Chẳng hạn như một cửa hàng nhượng quyền khác bị khách hàng “bóc phốt” cũng có thể tạo ra khủng hoảng truyền thông cho cả thương hiệu, ảnh hưởng đến cả doanh số của cửa hàng bạn. Bạn càng làm tốt, thương hiệu càng lớn mạnh, sẽ có nhiều người mong muốn nhượng quyền thương hiệu, và biết đâu được, đó sẽ là những đối thủ của bạn trong tương lai. Khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của quán lại chính là những cửa hàng nhượng quyền khác có vị trí địa lí gần đó.

(Nguồn - Page Nhượng Quyền Yi He Tang)  
(Nguồn - Page Nhượng Quyền Yi He Tang)

Thương hiệu trà sữa Yi He Tang - Phí nhượng quyền gồm 2 khoản:

Chi phí cố định nộp cho thương hiệu: 167.000.000 VNĐ

Phí sử dụng thương hiệu: 150.000.000 VNĐ ( Free)

Phí đào tạo: 25.000.000 VNĐ

Phí quản lý: 72.000.000 VNĐ

Phí thiết kế: 10.000.000 VNĐ

Phí hệ thống:10.000.000 VNĐ

Phí đảm bảo: 50.000.000 VNĐ

Chi phí đầu tư ban đầu:

Phí nhập nguyên vật liệu: 100.000.000 VNĐ

Phí máy móc, công cụ dụng cụ: 360.000.000 VNĐ

Vậy nên tổng các chi phí chỉ còn:

777.000.000 - 150.000.000 (free tiền phí sử dụng thương hiệu cho 20 khách hàng đầu tiên trong năm 2024) = 627.000.000 VNĐ

Một trong những lợi thế lớn nhất khi đầu tư vào Yi He Tang là chi phí nhượng quyền tương đối thấp so với các thương hiệu lớn như Gong Cha hay Koi Thé. Nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ thương hiệu trong việc đào tạo nhân sự, cung cấp nguyên liệu và hướng dẫn về quy trình vận hành tiêu chuẩn. Hơn nữa, Yi He Tang có sự khác biệt trong sản phẩm với hương vị đặc trưng, giúp thu hút khách hàng trẻ tuổi – nhóm khách hàng tiềm năng nhất của thị trường trà sữa.

Tuy nhiên, Yi He Tang cũng đối mặt với không ít thách thức. Vì thương hiệu còn mới tại Việt Nam, độ nhận diện thương hiệu chưa cao so với các thương hiệu đã có mặt lâu năm. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải nỗ lực nhiều trong việc quảng bá và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy trình vận hành nghiêm ngặt có thể gây khó khăn cho những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B.

Gong Cha - Theo thông tin được tìm hiểu, chi phí nhượng quyền sẽ bao gồm:

Phí nhượng quyền: 1 tỷ đồng

Phí đảm bảo: 30% giá trị nhượng quyền (khoảng 300 triệu đồng)

Chi phí nguyên vật liệu: khoảng 900 triệu đồng

Vốn dự phòng: khoảng 800 triệu đồng.

Như vậy, để đưa một cửa hàng Gong Cha vào hoạt động, chủ đầu tư cần chuẩn bị khoảng từ 3-5 tỷ đồng.

Gong Cha là một trong những thương hiệu trà sữa quốc tế lâu đời với hệ thống nhượng quyền toàn diện. Nhà đầu tư khi tham gia vào mô hình này phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn từ công ty mẹ, từ nguyên liệu nhập khẩu, công thức pha chế đến quy trình vận hành và thiết kế cửa hàng. Mô hình nhượng quyền của Gong Cha có lợi thế là thương hiệu đã có độ phủ rộng, lượng khách hàng trung thành cao và khả năng vận hành chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chi phí nhượng quyền khá cao, thường dao động từ vài tỷ đồng, chưa kể chi phí thuê mặt bằng và nhân sự, khiến mô hình này chỉ phù hợp với nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh.

Trà sữa nhượng quyền TocoToco

Các loại phí nhượng quyền và chi phí liên quan của ToCoToCo ban đầu là 515 – 655 triệu đồng (chưa bao gồm chi phí mặt bằng), trong đó:

Phí nhượng quyền:

Khu vực tỉnh: 160 triệu đồng/3 năm

TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ: 200 triệu đồng/3 năm

Khu vực Hà Nội: 300 triệu đồng/3 năm (tạm dừng chính sách mở nội thành Hà Nội, đang linh động cho một vài khu vực vùng ven).

Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm.

Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của ToCoToCo):

Đơn hàng đầu tiên: 195 triệu đồng (chưa gồm VAT)

Các đơn hàng tiếp theo: Tùy theo tình hình kinh doanh của đại lý.

Chi phí máy móc, thiết bị (phải mua của công ty): 130 triệu đồng.

Thị trường trà sữa Việt Nam: Mô hình nhượng quyền nào đang hấp dẫn nhà đầu tư? - Ảnh 1

Ding Tea - Chi phí nhượng quyền:

Để mở cửa hàng nhượng quyền Ding Tea, đối tác cần chuẩn bị:

Phí nhượng quyền thương hiệu: Khoảng 20.000 USD (khoảng 460 triệu VND) cho việc sở hữu vĩnh viễn một cửa hàng.

Phí quản lý hàng tháng: 100 USD (khoảng 2,3 triệu VND) hàng tháng.

Chi phí nhập nguyên liệu: Từ 20.000 đến 30.000 USD (từ 460 triệu đến 690 triệu VND) mỗi 3 tháng.

Chi phí máy móc và thiết bị: Từ 100 đến 200 triệu VND.

Chi phí đầu tư cho mặt bằng: Từ 450 triệu đến 1 tỷ VND.

Chi phí thuê nhân công: Từ 200 đến 500 triệu VND mỗi năm.

Tổng chi phí dự kiến để mở cửa hàng Ding Tea có thể từ 1,3 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí mặt bằng). Đây là một mức đầu tư khá lớn, đòi hỏi nguồn tài chính ổn định.

The Alley

Điều kiện kinh doanh nhượng quyền trà sữa The Alley đòi hỏi bạn cần có mặt bằng ở vị trí đắc địa với giao thông thuận lợi, đảm bảo có khả năng tiếp cận nguồn khách hàng mục tiêu. Đồng thời, diện tích của cửa hàng từ 50-150m2 trở lên, không gian rộng rãi, thoáng mát và có chỗ để xe.

The Alley cam kết hỗ trợ đối tác từ A đến Z, bao gồm: tư vấn mặt bằng, thiết kế và thi công quán, nguồn nguyên liệu chính hãng, đào tạo và chuyển giao công thức độc quyền, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, marketing và quảng bá, đào tạo sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa cũng như các chiến lược kinh doanh và bán hàng online.

Về chi phí nhượng quyền, The Alley yêu cầu khoảng từ 600 triệu đến 1 tỷ 2, bao gồm phí nhượng quyền thương hiệu trong 3 năm và các khoản chi phí bao gồm thuê mặt bằng, nguyên vật liệu và thuê nhân viên.

The Alley nổi bật nhờ chiến lược marketing mạnh mẽ và sự sáng tạo trong sản phẩm. Mô hình nhượng quyền của The Alley yêu cầu nhà đầu tư tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nguyên liệu, công thức pha chế và phong cách cửa hàng. Nhờ sự hỗ trợ mạnh từ thương hiệu, các đối tác nhượng quyền có thể tận dụng chiến lược truyền thông rộng rãi của The Alley để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên thị trường trà sữa cao cấp ngày càng khốc liệt, đòi hỏi chủ cửa hàng phải có chiến lược vận hành hiệu quả để duy trì lợi nhuận.

Lựa chọn mô hình nhượng quyền phù hợp phụ thuộc vào khả năng tài chính, kinh nghiệm vận hành và chiến lược phát triển của nhà đầu tư. Nếu muốn đầu tư với chi phí hợp lý và nhận được sự hỗ trợ toàn diện, Yi He Tang có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc. Trong khi đó, nếu muốn tham gia vào một thương hiệu đã có vị thế vững chắc trên thị trường và có nguồn vốn lớn, Gong Cha hoặc Koi Thé sẽ là lựa chọn phù hợp

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Thị trường trà sữa Việt Nam: Mô hình nhượng quyền nào đang hấp dẫn nhà đầu tư?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ chất lượng tuồn vào Bắc Ninh
Chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm BVSK không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Startup đồ uống: Làm gì để bứt phá giữa một thị trường bão hòa?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Từ những chuỗi cà phê nổi tiếng đến các quán trà sữa đứng góc phố, từ nước ép trái cây tươi đến đồ uống healthy - thị trường dường như đã bão hòa với vô số thương hiệu lớn nhỏ.

Tin mới

Hơn 500 cán bộ y tế tham gia hội thảo Dinh dưỡng Tiết chế 2025: Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Ngày 27/04 tại Hà Nội, Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2025-2030) kết hợp với Hội thảo Dinh dưỡng Tiết chế 2025 với chủ đề “Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư”. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Khi doanh nghiệp Việt bước vào đường đua chuyển đổi số
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình vào kỷ nguyên số, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghệ không thể đảo ngược. Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn xa xỉ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Người Việt mua sắm online: Thông minh hơn, khó tính hơn
Cuộc cách mạng thương mại điện tử tại Việt Nam đã tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới - những người mua sắm trực tuyến thông minh, tinh tế và đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Sự chuyển đổi này không chỉ thay đổi cách người Việt mua sắm mà còn định hình lại toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước.