0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 18/05/2023 09:34 (GMT+7)

Thêm 19 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia

Theo dõi KT&TD trên

Bộ NN-PTNT tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023, qua đó công nhận thêm 19 sản phẩm OCOP 5 sao.

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023, ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), Tổ trưởng Tổ tư vấn số 01 của Hội đồng cho biết, trong 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm được các địa phương đề xuất, Tổ tư vấn tiến hành thẩm định, đánh giá đợt 1 cho 30 hồ sơ.

Kết quả đã có 19 sản phẩm đủ điều kiện để được công nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm này bao gồm “Mật hoa dừa”, “Đường hoa dừa” của Công ty TNHH Trà Vinh FARM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Sản phẩm “Dừa sáp sợi - VICOSAP” của Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, Trà Vinh.

Thêm 19 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia - Ảnh 1

Sản phẩm “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 38 độ đạm”, “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 40 độ đạm”, “Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 43 độ đạm”của Công ty CP thương mại Khải Hoàn, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang.

Sản phẩm “Nước mắm Thanh Quốc 43 độ đạm”, “Nước mắm Thanh Quốc 40 độ đạm” và “Nước mắm Thanh Quốc 35 độ đạm” của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang.

Sản phẩm “Hạt điều rang muối”, “Hạt điều rang không muối” và “Hạt điều nhân trắng” của Công ty CP Hà My, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước.

Sản phẩm “Trà hoa vàng Quy Hoa” của Công ty TNHH TMDV và Xuất nhập khẩu Quy Hoa, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Sản phẩm “Trà đinh cao cấp Hoài Trung” của Công ty TNHH chè Hoài Trung, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Sản phẩm “Kẹo dừa ca cao”, “Kẹo dừa sầu riêng lá dứa”, “Kẹo dừa gừng” và “Kẹo dừa sầu riêng” của Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Đông Á, phường 7, thành phố Bến Tre, Bến Tre.

Sản phẩm “Hạt sen sấy” của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.

Thêm 19 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia - Ảnh 2

Các sản phẩm này đều gắn với thế mạnh, đặc thù của địa phương, hồ sơ minh chứng đầy đủ. Tỷ trọng sản phẩm của các địa phương thuộc khu vực Nam bộ cao, tương ứng với vị trí là khu vực trọng điểm sản xuất nông lâm thủy sản của cả nước.

Sau khi thảo luận, trao đổi và bỏ phiếu, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 đã ra quyết định công nhận 19 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng, qua công tác đánh giá, thẩm định, có thể thấy các chủ thể OCOP đã ngày càng chú trọng hoàn thiện chất lượng cũng như đa dạng hóa mẫu mã của sản phẩm. Đó là điều đáng mừng mà Hội đồng đã khuyến khích các chủ thể thực hiện trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, vẫn còn có một số vấn đề mà các chủ thể cần chú ý. Điển hình như các sản phẩm được thẩm định, đánh giá vẫn chưa thể hiện được rõ nét đặc sắc của các sản phẩm OCOP là gắn liền với đặc trưng của địa phương.

Sản phẩm OCOP không như các sản phẩm thông thường được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy lớn với công nghệ hiện đại. Sản phẩm OCOP là sản phẩm mang tính đặc thù, lợi thế của từng địa phương để phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy sản phẩm OCOP phải có tính cộng đồng. Đó là một yếu tố quan trọng tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm trong quá trình phát triển, xây dựng câu chuyện của các sản phẩm lần này.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng, trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP, nhiều chủ thể vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

Ngoài ra, Hội đồng thẩm định, đánh giá sản phẩm OCOP tại các địa phương, đặc biệt là sản phẩm 3 sao và 4 sao, cần quan tâm, chú ý nhiều hơn đến yếu tố chất lượng và yếu tố sở hữu trí tuệ của các sản phẩm.

Thông qua việc các sản phẩm OCOP thuộc nhóm thực phẩm tại khu vực Nam bộ chiếm ưu thế về số lượng so với các khu vực khác, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, Chương trình OCOP đã được phát triển rộng khắp ở các vùng miền, qua đó phát huy được lợi thế của từng vùng miền. Các sản phẩm OCOP sẽ được định hướng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Chính vì thế, từng sản phẩm phải phát huy được lợi thế của từng địa phương.

Bảo An

Bạn đang đọc bài viết Thêm 19 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.
Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.
Trà và cà phê trong văn hóa đại chúng
Trà và cà phê không chỉ là những thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.

Tin mới

Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.