0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 30/03/2023 13:11 (GMT+7)

Nghệ An đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Theo dõi KT&TD trên

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận.

Từ khi chương trình OCOP được triển khai, chỉ tính riêng năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An đã có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước. Trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 1 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao đã trình Trung ương đánh giá công nhận. Theo đó, tỉnh Nghệ An đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận.

Nghệ An đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP - Ảnh 1
Các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Nam Đàn. Ảnh: Tuấn Quỳnh

Chương trình OCOP đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo, mô hình hay góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của tỉnh dồi dào về số lượng, thể loại, chất lượng và giá trị. Đồng thời, thu nhập người dân từ đó ngày càng được nâng cao, góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Trong quá trình triển khai thực hiện sản phẩm OCOP, tỉnh Nghệ An không chủ trương chạy theo số lượng mà chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm sau khi công nhận được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao in và dán trên bao bì sản phẩm, nâng tầm và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại.

Thời gian qua, để góp phần làm nên thành công của chương trình OCOP, tỉnh đã tổ chức được 71 hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó có 51 Hội chợ, 17 cuộc kết nối cung cầu và 3 cuộc triển lãm trưng bày triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

Sau 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Chương trình đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu có ít nhất 650 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 4 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Tiếp tục tăng cường quảng bá, kết nối, đưa sản phẩm lan tỏa trên phạm vi cả nước, thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ thương mại, quảng bá trên các phương tiện thông tin, các trang điện tử.

Tuấn Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.