0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 08/12/2023 07:31 (GMT+7)

Sẽ xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng

Theo dõi KT&TD trên

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố xem xét, thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065. Nổi bật có nội dung xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng...

Sẽ xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng
Ven sông Hồng hiện đang có nhiều điểm du lịch văn hoá thu hút du khách.

Theo UBND Thành phố Hà Nội, Đồ án đã thể hiện những mục tiêu, quan điểm, định hướng tổng thể và các giải pháp trọng tâm phát triển Thủ đô. Trong đó, thể hiện tính chất liên kết vùng, quốc tế của Thủ đô; định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các thành phố phía Bắc, phía Tây thành phố; nghiên cứu định hướng các trục không gian của thành phố; định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4… Đề cập đến định hướng điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Hà Nội đề xuất chi tiết điều chỉnh định hướng quy hoạch giao thông; định hướng quy hoạch phòng chống lũ, thoát nước mặt và cao độ nền; định hướng quy hoạch cấp điện, năng lượng và chiếu sáng đô thị; điều chỉnh định hướng quy hoạch cấp nước...

Theo định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, Hà Nội dự định bổ sung thêm các tuyến đường bộ kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Đề án cũng đề xuất điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc đô thị, đường sắt trên cao, đường trục đô thị kết nối đô thị trung tâm với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không thứ 2 (dự kiến nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến đường trục phía Nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên thành cao tốc đô thị kết nối).

Bổ sung, tăng cường khả năng kết nối giao thông qua các sông lớn (bổ sung thêm các cầu đường bộ, cầu đường sắt đô thị kết hợp đi riêng hoặc đi chung với cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà)... Với định hướng quy hoạch mạng lưới đường thuỷ, Hà Nội dự định bổ sung tuyến giao thông thuỷ phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hoá di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến.

Theo đề án, Hà Nội cũng đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng, vừa là phương tiện giao thông vừa là hành trình kết nối di sản văn hoá; chú trọng khai thác cảnh quan, không gian mở và du lịch văn hoá dọc sông. Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất quy hoạch cảng Hồng Hà trên sông Hồng, để đầu tư đồng bộ khu cảng cạn và cảng thuỷ nội địa, trung tâm logistic và kết hợp cảng du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và trong khu vực.

Bên cạnh cảng hàng không Nội Bài, Hà Nội dự định sẽ xây dựng cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô; công suất 30-50 triệu hành khách/năm, diện tích 1300-1500ha; sẽ triển khai sau năm 2030.

Bạn đang đọc bài viết Sẽ xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.