0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 26/08/2023 07:51 (GMT+7)

Người dân mong giữ lại khu dân cư bãi giữa sông Hồng

Theo dõi KT&TD trên

Người dân làng Bắc Cầu (quận Long Biên) đã kiến nghị TP Hà Nội nâng cấp kè quanh làng và cho phép người dân không phải di dời, được sinh sống ổn định như cũ.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri gửi HĐND thành phố. UBND thành phố cho rằng, ngày 25/3/2022, UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch đô thị sông Hồng và sông Đuống.

Trong đó giao UBND quận Long Biên tổ chức triển khai lập quy hoạch đô thị sông Hồng chi tiết tỷ lệ 1/500 để xác định chính xác khu vực được tồn tại, bảo vệ và khu vực cần phải di dời... nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và đảm bảo khả năng thoát lũ của tuyến sông Hồng, sông Đuống theo quy hoạch.

Trước đó, Ngày 18/2/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 257 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Để đảm bảo an toàn phòng, chống lũ, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch có đề ra một số giải pháp phòng, chống lũ,

Cụ thể, sẽ chỉnh trang cửa sông Đuống: xây dựng công trình chỉnh trị, điều tiết đoạn cửa vào sông Đuống để khống chế, ổn định tỷ lệ phân lưu mùa lũ từ sông Hồng sang sông Đuống ở mức từ 30-32%; quản lý sử dụng bãi sông: từng bước thực hiện di dời một số khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi xảy ra lũ lớn, trong đó có khu vực Bắc Cầu...

Theo kiến nghị của cử tri, người dân phố Bắc Cầu, quận Long Biên, thành phố Hà Nội chưa đồng thuận di dời thực hiện dự án thoát lũ. Nhân dân đề nghị nâng cấp kè quanh làng và cho phép người dân không phải di dời, được sinh sống ổn định như cũ.

Về vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội cho biết, khu vực phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên đã được đầu tư xây dựng kè hộ chân chống sạt lở (chưa được đầu tư xây dựng mái kè). Đến nay cơ bản tuyến kè trên vẫn ổn định.

Bên cạnh đó, đối với nội dung kiến nghị của cử tri, UBND quận Long Biên đã có báo cáo tại các văn bản từ năm 2020, 2021. UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét theo quy định.

Người dân mong giữ lại khu dân cư bãi giữa sông Hồng - Ảnh 1
Khu dân cư bãi giữa sông Hồng.

Làng Bắc Cầu là một dải đất hình lưỡi mác nối từ đường đê Ngọc Thụy ra đến bờ sông Hồng, nay thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Khu dân cư này thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ. Do đó, quy hoạch 257/2016, quyết định 429/2023 của Thủ tướng Chính phủ ghi Bắc Cầu là một trong 10 khu dân cư phải di dời.

Nơi đây hình thành một bán đảo với khu dân cư, nhà cửa san sát từ hàng trăm năm với đầy đủ các thiết chế trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, đình, chùa…

Sở dĩ có tên gọi Bắc Cầu vì làng nằm ở phía bắc (mạn trên, về phía bắc) cầu Long Biên. Làng xưa có ba xóm rồi phát triển thành 4 tổ dân phố thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên như hiện nay.

Từ một làng quê ven sông ẩm thấp, lầy lội, ngày nay Bắc Cầu đang được đô thị hóa với đường nhựa cao ráo, nhà cao tầng mọc lên san sát.

Không chỉ bởi Bắc Cầu vốn là làng cổ, người dân sinh sống nhiều thế hệ mà còn vì làng hiện có gần 2.500 hộ dân sinh sống. Chỉ tính riêng tổ dân phố 36 Bắc Cầu đã có hơn 400 hộ.

Người dân sinh sống ở làng Bắc Cầu cho biết hàng trăm năm qua rất an toàn, không khí thoáng đãng, rộng rãi.... Chính vì thế 100% người dân trong thôn không đồng ý với việc di dời.

Phân bổ quỹ đất xây dựng tại 6 bãi sông

Ngoài việc đưa ra định hướng đối với các khu dân cư, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồngcũng phân bổ quỹ đất xây dựng tại khu vực 6 bãi sông.

Tại các bãi này được nghiên cứu xây dựng mới với tỷ lệ 5%, cụ thể: Bãi Tàm Xá - Xuân Canh, khu vực dân cư tập trung có diện tích 34,06ha. Đây là khu vực được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng mới không được vượt quá 61,2ha;

Bãi Thượng Cát - Liên Mạc, khu vực dân cư tập trung có diện tích 36,46ha, có thể nghiên cứu xây dựng với mới diện tích tối đa 3,45ha;

Bãi Hoàng Mai - Thanh Trì, khu vực dân cư tập trung diện tích 425,04ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới với diện tích tối đa 53,15ha;

Bãi Chu Phan - Tráng Việt, khu vực dân cư tập trung với 220ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới với diện tích tối đa 12,7ha

Bãi Đông Dư - Bát Tràng, khu vực dân cư tập trung có diện tích 103,96ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới diện tích tối đa 3,15ha;

Bãi Kim Lan - Văn Đức, khu vực dân cư tập trung có 72ha, có thể nghiên cứu xây dựng mới diện tích tối đa 18,95ha.

Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình, có đất trống chưa sử dụng và đất trồng rau màu, hoa, cây cảnh. Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.

Các khu vực bãi sông còn lại và bãi giữa sông Hồng được định hướng phát triển không gian mở đa dạng. Tùy theo đặc điểm về địa hình địa chất và vị trí của các bãi sông để đề xuất phát triển không gian sinh thái nông nghiệp với mô hình nông nghiệp sạch, trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch hay xây dựng các công viên văn hóa, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, không gian quảng trường đô thị, bãi đỗ xe, các tuyến đường giao thông nội bộ dành cho xe cơ giới, xe đạp và đường đi bộ.

Tạ Nhị

Bạn đang đọc bài viết Người dân mong giữ lại khu dân cư bãi giữa sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.