0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 23/04/2024 06:50 (GMT+7)

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm

Theo dõi KT&TD trên

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận: Qua báo cáo của các Bộ cho thấy, việc đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm theo chỉ đạo của Thủ tướng là khả thi. Đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép điều chỉnh điều khoản về hiệu lực thi hành sớm các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Cùng với Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản dự kiến sẽ trình Quốc hội cho phép có hiệu lực sớm (ảnh: Uyển Nhi).

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã biểu dương và đánh giá cao các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, tích cực trong triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15 theo đúng trình tự quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tham vấn, lấy ý kiến nhân dân, các Bộ, ngành, địa phương, các đối tượng chịu tác động; tổ chức hội thảo hoàn thiện các dự thảo Nghị định. Qua báo cáo của các Bộ cho thấy, việc đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai số 31/2024/QH15 để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép có hiệu lực trước 5 tháng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là khả thi.

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian tới Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (không thực hiện theo trình tự rút gọn) trong xây dựng, trình ban hành các Nghị định: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thông thông tin đất đai; Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về giá đất không thực hiện theo trình tự rút gọn do đây là những Nghị định quan trọng có tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội, quyền, lợi ích của nhân dân. Riêng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Bộ thực hiện các bước theo trình tự xây dựng văn bản pháp luật, chỉ thực hiện rút gọn để quy định thời điểm hiệu lực đảm bảo đồng bộ với thời điểm Luật có hiệu lực.

Đối với Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định quy định về giá đất, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ để tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các hiệp hội, các tổ chức, cá nhân chịu sự tác động để bảo đảm các quy định của Nghị định đạt được sự đồng thuận, khả thi, cải cách thủ tục hành chính.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình ban hành Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Nghị định quy định về Quỹ phát triển đất, trong đó cần lưu ý nghiên cứu có các chính sách tài chính, công cụ kinh tế để xử lý đối của đất nông - lâm - trường, đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đặt ra của Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Trường hợp có quy định còn có nhiều ý kiến khác nhau Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan.

Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trong đó có quy định chi tiết Điều 248 Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Đối với Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, đây là những nội dung mới, khó, khá phức tạp liên quan đến các pháp luật khác, thực tiễn ở địa phương cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có quy định rõ ràng, khả thi đặc biệt là vấn đề khai thác sử dụng đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích; Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng chủ trì, làm việc với các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh để thống nhất về chủ trương đối với những vấn đề khó, phức tạp quy định tại các dự thảo Nghị định đảm bảo khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và ban hành kịp thời.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi. Trước ngày 10/5/2024, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện các dự thảo Nghị định, trình Chính phủ theo trình tự quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trong thời gian 7 ngày Chính phủ xem xét, quyết định theo Quy chế làm việc của Chính phủ. Dự thảo các Nghị định phải đảm bảo nguyên tắc quy định chi tiết đầy đủ các quy định Luật Đất đai số 31/2024/QH15 giao Chính phủ quy định chi tiết; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ giữa pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài chính, nông nghiệp và pháp luật khác có liên quan; bảo đảm tính thống nhất giữa các Nghị định; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để đi đôi với điều kiện, tiêu chí để các địa phương thực hiện, là cơ sở để giám sát, kiểm tra; thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, cung cấp các dịch vụ công…

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép điều chỉnh điều khoản về hiệu lực thi hành sớm các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản, gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày 25/4/2024 trình Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Sau khi Bộ Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ động xây dựng hồ sơ trình điều chỉnh điều khoản về hiệu lực thi hành sớm các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản.

Bạn đang đọc bài viết Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.