0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 16/01/2024 14:35 (GMT+7)

Trình Quốc hội cấp thêm vốn cho EVN kéo điện lưới ra Côn Đảo

Theo dõi KT&TD trên

Chính phủ đề xuất Quốc hội phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng trong tổng số vốn hơn 37.303 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia ra huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chính phủ đề xuất Quốc hội phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng trong tổng số vốn hơn 37.303 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia ra huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngày 16/1, thừa uỷ quyền Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Theo tờ trình, ngay từ đầu kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội và Quốc hội đã quyết nghị bố trí vốn cho EVN để thực hiện Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo. Tuy nhiên, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án chậm do quá trình lựa chọn phương án cấp điện cần nhiều thời gian, phải đo đạc, khảo sát, tính toán lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Trình Quốc hội cấp thêm vốn cho EVN kéo điện lưới ra Côn Đảo - Ảnh 1
Hiện nay, nguồn điện chạy bằng dầu diesel tại chỗ ở Côn Đảo không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và giá cao.

Đến tháng 6 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (sau thời điểm báo cáo Quốc hội Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV), do đó toàn bộ số vốn dự kiến giao cho EVN đã chuyển về dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 theo quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15.

Theo Quyết định 708/QĐ-TTg ngày 16/6/2023 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan quyết định đầu tư dự án, EVN là chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 4.950,156 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của EVN khoảng gần 2.424 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 2.526 tỷ đồng.

Chính phủ nhấn mạnh, việc đầu tư cho Dự án với mục tiêu cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo, đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo đảm chủ quyền biển đảo quốc gia là cần thiết.

Cơ sở để lựa chọn phương án cấp điện cho Dự án đã được Bộ Công Thương, EVN và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính toán, đề xuất 05 phương án cấp điện cho huyện Côn Đảo, đưa ra 06 tiêu chí để đánh giá từng phương án. Phương án cấp lưới điện quốc gia được lựa chọn do đáp ứng đủ 06 tiêu chí với giá thành điện năng thấp nhất.

Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất báo cáo Quốc hội xem xét việc giao kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương của Dự án cho EVN, đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, giao cho EVN là cơ quan quyết định đầu tư dự án.

Hiện nhu cầu tiêu thụ điện tại Côn Đảo ngày một tăng cao, nguồn điện chạy bằng dầu diesel tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu và giá cao (điện sản xuất từ dầu khoảng 5.000-6.000 đồng một kWh), một số tổ máy phát điện diesel liên tiếp xảy ra các sự cố, thiếu hụt nguồn điện cung ứng cho các dự án đang được thu hút đầu tư tại Côn Đảo.

Theo Chính phủ, việc cấp điện từ lưới quốc gia bằng tuyến cáp ngầm 110 kV vượt biển là phương án tối ưu, đảm bảo yêu cầu cấp điện ổn định, an toàn cho lưới điện trên đảo.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Trình Quốc hội cấp thêm vốn cho EVN kéo điện lưới ra Côn Đảo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.