0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 01/07/2025 06:08 (GMT+7)

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong trường hợp có sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, việc thực hiện sẽ căn cứ theo các văn bản sửa đổi, bổ sung mới nhất.

Thông tư xác lập hai nhóm chủ thể có thẩm quyền thực hiện: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và các tổ chức được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ. Cả hai nhóm này đều có trách nhiệm cấp C/O và văn bản chấp thuận khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, tài khoản thu phí và hạ tầng số phục vụ hệ thống quản lý và cấp chứng nhận điện tử eCoSys.

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ
Ảnh minh họa.

Các nguyên tắc triển khai nhấn mạnh tính thống nhất, toàn diện trong quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa; đồng thời bảo đảm thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không làm gián đoạn việc thực hiện điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế có liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Một điểm đáng chú ý là quy trình cấp C/O và văn bản chấp thuận sẽ được thực hiện qua Hệ thống eCoSys tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Hệ thống này do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) quản lý hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đảm bảo kết nối dữ liệu với Cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Cục này cũng có trách nhiệm tạo tài khoản, cấp mã số cho các đơn vị có thẩm quyền cấp và cập nhật danh mục công khai trên eCoSys.

Theo quy định tại Thông tư, các tổ chức được giao nhiệm vụ cấp C/O và văn bản chấp thuận cần công khai quy trình, hướng dẫn thương nhân thực hiện đúng pháp luật, tiếp nhận và giải quyết vướng mắc, đồng thời báo cáo định kỳ lên Cục Xuất nhập khẩu và UBND cấp tỉnh.

UBND cấp tỉnh được yêu cầu tổ chức triển khai công tác cấp C/O trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, đồng thời công bố công khai thông tin, giám sát và xử lý vi phạm (nếu có) trong quá trình thực hiện.

Về phía Bộ Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu sẽ chủ trì đào tạo, kiểm tra định kỳ và phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm chất lượng công tác cấp C/O và văn bản chấp thuận trên toàn quốc.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến tập huấn về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, hiện nay Bộ Công Thương đang thực hiện cấp 31 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cũng như Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ hàng hóa và mã số REX. Theo Thông tư số 40, sẽ có 31 văn bản Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng như giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ và mã số REX được chuyển về cho địa phương.

Thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu chuyển cho địa phương 5 thủ tục hành chính và 1 nhiệm vụ. Việc cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, để kinh doanh hàng miễn thuế và xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà thực hiện phân cấp, phân quyền 2 thủ tục hành chính. Lĩnh vực thương mại biên giới, thực hiện phân cấp 1 nhiệm vụ.

Đối với quản lý quá cảnh hàng hóa, Bộ Công Thương thực hiện phân cấp 2 thủ tục hành chính. Quản lý hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, sẽ được Bộ thực hiện phân cấp 2 thủ tục hành chính. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), thực hiện phân cấp xuống địa phương 2 thủ tục hành chính.

Riêng giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, Bộ sẽ thực hiện phân cấp xuống địa phương 5 thủ tục hành chính. Hạn ngạch thuế quan đối với mật ong xuất khẩu sang Nhật Bản, Bộ thực hiện phân cấp xuống tỉnh 1 thủ tục hành chính. Giấy phép thực hiện hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa xuất khẩu, thực hiện phân cấp xuống cấp tỉnh 1 thủ tục hành chính.

P.T

Bạn đang đọc bài viết Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao giá cát, đá xây dựng bất ngờ tăng mạnh?
Theo Viện Kinh tế xây dựng, do nhu cầu xây dựng cao, nguồn cung khan hiếm nên giá cát xây dựng trong tháng 6 tăng đến 58,45%, giá đá xây dựng tăng đến 11,11%. Các loại vật liệu tăng khiến giá trị công trình tăng từ 0,68 - 3,14%.
Từ 1/7: Bán hàng trên sàn online phải nộp thuế ra sao?
Từ 1/7/2025, người bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ bị khấu trừ và nộp thay thuế VAT, thu nhập cá nhân theo doanh thu gộp. Chính sách mới nhằm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh số và chống thất thu ngân sách.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.