0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 28/05/2024 06:45 (GMT+7)

Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc

Theo dõi KT&TD trên

Người dân ở xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam bức xúc vì sau khi doanh nghiệp khai thác đất làm cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xong không thực hiện hoàn thổ, đóng cửa mỏ khiến nhiều khu vực bị nham nhở.

Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc
Khu vực Nổng Bồ, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam nham nhở.

Lấy đất xong rồi không hoàn thổ

Ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng ngày 27/5/2024, tại khu vực Nổng Bồ, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên ngay cạnh đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi một khu vực rộng lớn bị đào xới, múc đất. Những quả đồi bị xẻ đôi, khoét sâu lấy đất, chỉ còn trơ lại những tảng đá lớn và xuất hiện nhiều hố sâu, không rào chắn.

Người dân địa phương cho biết, vào mùa mưa khu vực này xảy ra tình trạng sạt lở đất vì các mỏ đất phục vụ dự án tại đây không cải tạo phục hồi môi trường.

Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc
Những mỏ đất nham nhở bị doanh nghiệp khai thác nhưng không hoàn thổ cạnh đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Văn Ba, Chủ tịch UBND xã Duy Trung cho biết, khu vực này các doanh nghiệp đã hết giấy phép khai thác đất nhiều năm nay. Lúc trước doanh nghiệp được cấp phép khai thác đất phục vụ dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và một số công trình khác trên địa bàn.

Theo Chủ tịch UBND xã Duy Trung, địa phương đã nhiều lần đề nghị cấp trên về việc hoàn thổ, đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường các mỏ đất.

Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc
Chính quyền xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên để bảng cấm tại khu vực mỏ đất.

Yêu cầu huyện Duy Xuyên đôn đốc 3 đơn vị hoàn thổ, phục hồi môi trường

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên, tính đến tháng 5/2024, địa bàn huyện Duy Xuyên có tổng cộng 18 đơn vị đã hết giấy phép khai thác, đang giai đoạn hoàn thành thủ tục đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường.

Trong đó, Công ty TNHH Tuấn Trí đã nộp đề án đóng cửa mỏ cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Riêng đối với Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Duy Nguyễn (đã có Công văn số 211/UBND-TNMT của UBND huyện đôn đốc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường); Công ty TNHH Xây dựng Công trình Giao thông 4-CTCP (đã có Công văn số 213/UBND-TNMT của UBND huyện đôn đốc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường). Tuy nhiên, 2 đơn vị này chưa nộp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc
Đến nay, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Duy Nguyễn và Công ty TNHH Xây dựng Công trình Giao thông 4-CTCP chưa nộp đề án đóng cửa mỏ.

Ngày 23/5/2024 vừa qua, tại báo cáo trả lời ý kiến cử tri, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, liên quan đến vấn đề này, tỉnh đề nghị UBND huyện Duy Xuyên đôn đốc 3 đơn vị khai thác khoáng sản đất san lấp, xây dựng công trình trên địa bàn xã Duy Trung, đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được UBND tỉnh cấp bao gồm: Công ty TNHH Tuấn Trí, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Duy Nguyễn, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 - CTCP thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, xử lý vi phạm hành chính đơn vị vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

“Trường hợp, đơn vị đã giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không chấp hành thực hiện việc đóng cửa mỏ khoáng sản theo yêu cầu thì lựa chọn đơn vị có đủ năng lực khảo sát, lập, trình UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản từ số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của đơn vị đã nộp và nguồn vốn do ngân sách địa phương bố trí (đối với phần kinh phí còn thiếu)”, báo cáo nêu rõ.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: Doanh nghiệp không hoàn thổ sau khi lấy đất làm dự án, địa phương bức xúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.