0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 26/07/2023 15:15 (GMT+7)

Phát triển logistics nông sản cần phải có tính chuyên nghiệp khác biệt hơn

Theo dõi KT&TD trên

Có thể thấy đặc điểm của hàng hóa nông sản cần đảm bảo tươi sống và chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn, Vì thế dịch vụ logistics ngành này đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp khác biệt hơn, đầu tư hạ tầng, kho bãi và cả nhân lực

Phát triển hạ tầng

Đây là lý do mà nhiều doanh nghiệp logistics chưa “mặn mà” với lĩnh vực nông sản. Mặt khác, phần đông nhân lực logistics trong phục vụ nông nghiệp còn rất thiếu kinh nghiệm, thiếu sự hiểu biết về đặc tính riêng của hàng hóa nông sản, nên nhiều doanh nghiệp coi chuỗi kho lạnh là chi phí đầu tư tốn kém, không hiệu quả và giá trị gia tăng thấp.

Điều này dẫn đến tình trạng các chuỗi cung ứng nông sản bị gián đoạn, phân tán làm cho nông sản của nước ta bị giảm giá trị, tăng giá thành khi tiêu thụ nội địa và giảm năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế… Tất cả những yếu tố trên đã và đang kìm hãm sự phát triển xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam.

Nói về vấn đề này bà Nguyễn Tú Uyên, Tổng Giám đốc Công ty CMU Logistics cho biết, xuất khẩu trái cây phải trải qua nhiều công đoạn nhưng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của chúng ta phát triển chưa đồng bộ, chưa thật sự kết nối nên phát sinh nhiều thời gian, chi phí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành của nông sản.

Hệ thống cao tốc vẫn bị kẹt xe tại các nút giao, điểm nghẽn. Hệ thống kho bãi manh mún, cơ sở chế biến nông sản còn thiếu, quy mô nhỏ. Chuỗi kho mát, kho lạnh phục vụ cho nông sản còn thiếu.

Hãng tàu, hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam hầu hết đều của nước ngoài, nên doanh nghiệp bị phụ thuộc vào giá cước vận chuyển, thời gian transit, lịch vận chuyển…

Từ thực tế này, bà Nguyễn Tú Uyên đề xuất cần có quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản, trong đó có kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế giúp nâng cao chất lượng và ổn định giá thành.

Bài 2 Phát triển logistics ngành nông sản cần phải có tính chuyên nghiệp khác biệt hơn
Cần chú trọng đầu tư logistics cho nông nghiệp, tăng cường xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics cho hàng hóa nông sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Đồng thời tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hoá nông sản, nhất là các vùng nông sản tập trung, chủ lực. Kết nối đường thuỷ - đường bộ - đường sắt phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa.

Những người trong cuộc đã nhìn nhận ra khó khăn, tìm ra được điểm nghẽn đầu ra của nông sản. Họ đều cho rằng cần chú trọng đầu tư logistics cho nông nghiệp, tăng cường xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics cho hàng hóa nông sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sẽ giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm nông sản.

Việc tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống logistics nhằm đảm bảo lưu thông, nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh chủ trương chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa để cùng người nông dân hình thành nên hệ sinh thái từ khâu tổ chức sản xuất, khâu chế biến, khâu thương mại tạo nên nền tảng logistics trong nông nghiệp ngày càng đầy đủ, khép kín.

Tiếp tục hoàn thiện, duy tu phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống các bến cảng lớn, cảng nước sâu đảm bảo cho tàu biển có tải lớn có thể hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các bến cảng hiện có để đảm bảo các phương tiện có thể lưu thông thuận lợi. Từ đó, rút ngắn thời gian vận tải cũng như chi phí vận tải cho hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản.

Cần có quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản, kho lạnh để phân loại, bảo quản, sơ chế nhằm bảo đảm chất lượng nông sản tươi sống, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hóa nông sản, nhất là các vùng sản xuất nông sản chủ lực, tập trung. Trong đó, chú trọng đầu tư vào chuỗi lạnh (kho lạnh, xe lạnh, container lạnh …). Cùng với đó, cần hình thành các vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến quy mô lớn để phục vụ xuất khẩu.

Có phương án, chính sách và mô hình hiệu quả, kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho hàng hóa nông sản từ khâu canh tác - thu hoạch - thu mua - vận chuyển - làm sạch - lưu trữ cho đến thông quan - xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản, tạo đầu ra bền vững cho người nông dân.

Bên cạnh đó, để nâng sức cạnh tranh cho hàng nông sản nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Phát triển mạnh hơn nữa đội ngũ doanh nghiệp làm dịch vụ logistics. Khi đội ngũ doanh nghiệp logistics trong nước được mở rộng về số lượng và nâng cao về năng lực thì sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhiều hoạt động kinh tế nông nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo các ngành hàng cần có biện pháp tạo kênh liên kết để kết nối giữa các hãng tàu lớn trong và ngoài nước nhằm ổn định giá cước vận chuyển. Các cơ quan quản lý, các bộ, ngành cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời người nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong việc tìm kiếm thị trường, tạo thêm những kênh bán hàng mới, đa dạng… đảm bảo hàng hóa nông sản được lưu thông, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nguồn nhân lực chưa đảm bảo

Bên cạnh cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, nguồn nhân lực cũng là một trong những “lỗ hổng” khiến ngành dịch vụ logistics chưa đảm bảo. Các chuyên gia ngành logistics cho rằng, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự phát triển ngành công nghiệp – dịch vụ logistics. Ở Việt Nam hiện nay, nhân lực là “lỗ hổng” rất lớn, vừa thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Có rất nhiều lao động chưa được đào tạo về logistics nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực này và chủ yếu là được doanh nghiệp đào tạo sau khi nhận vào làm.

Ông Trần Chí Dũng, Nhóm Phát triển bền vững và Chuyển đổi số, Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) cho rằng nhân lực logistics ở Việt Nam đang ở thế “thiếu cả thầy lẫn thợ.

Những người làm quản trị logistics không nhiều và chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, chứ chưa được học, chưa được hệ thống hóa kiến thức, chưa được cập nhật kiến thức quản trị mới, vì vậy, họ không được gọi là “thầy”, mà chỉ là người đi trước duy trì hoạt động logistics.

Đó là “thiếu thầy”. Bên cạnh đó, ở phân khúc nghiệp vụ trực tiếp, nhiều lĩnh vực như quản lý kho, quản lý vận tải, những công việc này chỉ cần trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, nhưng thực tế phần lớn họ rất ít được đào tạo. Như vậy là “thiếu cả thợ”.

Bài 2 Phát triển logistics ngành nông sản cần phải có tính chuyên nghiệp khác biệt hơn
Nguồn nhân lực cũng là một trong những “lỗ hổng” khiến ngành dịch vụ logistics chưa đảm bảo.

Trong khi đó, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, một trong những điểm mà doanh nghiệp lĩnh vực logistics miền Trung trăn trở đó là thiếu nhân lực. Nguồn lực logistics phục vụ khai báo hải quan thì có thể đáp ứng nhưng nhân lực về kho bãi, kho hàng…hoặc những dịch vụ logistics về công nghệ lại rất thiếu hụt. “Tôi cho rằng để phát triển logistics, song song giữa phát triển hạ tầng đi kèm phải phát triển nguồn nhân lực”, bà Hòa nói.

Để phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics, chuyên gia Trần Chí Dũng cho rằng, cần tập trung ở 3 nội dung chính: Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp logistics để chuẩn hóa đào tạo; chú trọng đạo tạo giảng viên - lực lượng nòng cốt đào tạo cho nhân lực logistics; Tạo môi trường thực tập thực tế cho sinh viên - học kết hợp với thực tế.

Phải tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp. Trước tiên các trường phải tìm hiểu xã hội, doanh nghiệp cần gì, muốn đội ngũ nhân lực như thế nào, để từ đó xây dựng tiêu chuẩn. “Việt Nam đang xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp về logistics nhưng rất chậm”, ông Dũng nhận xét.

Cùng quan điểm, bà Hồ Thị Thu Hòa cho rằng, cần tập trung hỗ trợ cho các trường chiêu bá đội ngũ giảng dạy, có thể là chuyên gia về logistics. Hỗ trợ cho đội ngũ giảng dạy logistics ở các trường để các thầy cô có điều kiện có thể nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các kiến thức, quy chuẩn theo FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế)… Hoặc Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) có thể có các chương trình hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên các trường trong mạng lưới để nâng cao chuyên môn.

“Có một đội ngũ giảng viên "chắc" thì sẽ có đội ngũ người lao động có chất lượng và có kỹ năng tốt để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển logistics” - PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa nói.

Quang Anh

Bạn đang đọc bài viết Phát triển logistics nông sản cần phải có tính chuyên nghiệp khác biệt hơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.