0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/06/2023 12:58 (GMT+7)

Xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ (gồm 6 tỉnh, thành phố:

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành
Xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành.

Tại Kế hoạch này, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh, Bình Phước.

Phối hợp, hỗ trợ các địa phương liên quan đầu tư xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cảng biển trọng điểm nước sâu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.

Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện chở container trên đường sắt, đường thủy nội địa; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa; đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.

Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc tham gia; nghiên cứu sửa đổi thỏa thuận, điều ước quốc tế đã ký kết (nếu cần thiết) nhằm tăng cường kết nối, tạo thuận lợi qua biên giới. Yêu cầu nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải trong kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ.

Về giải pháp thực hiện, Bộ GTVT chỉ rõ cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải; Phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; Tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; Hình thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn.

Ngoài ra, cần nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; khuyến khích doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ để quản lý giám sát phương tiện và tích cực tham gia sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ nhằm tối ưu hóa tuyến đường vận tải, giảm thiểu tình trạng xe chạy rỗng, tiết kiệm chi phí.

Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa để thu hút doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phương tiện phát triển vận tải, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nâng cấp, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị bốc xếp tại các cảng thủy nội địa, đặc biệt là bốc xếp container, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khai thác.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, điều chỉnh khung giá dịch vụ cảng biển đối với từng khu vực nhằm đưa ra khung giá sát nhất với thực tiễn hoạt động, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời có biện pháp phù hợp để tăng cường quản lý các loại phụ thu của hãng tàu, tránh thu tùy tiện, bất hợp lý.

Bộ GTVT cũng yêu cầu cần đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội vận tải, hiệp hội logistics, nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, tăng cường liên kết phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thương mại điện tử Việt Nam "khát" nhân lực thực chiến
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bùng nổ nhưng lại đối mặt nghịch lý "khát" nhân sự trầm trọng. Trong khi doanh nghiệp "đỏ mắt" tìm người có kỹ năng thực chiến, sinh viên mới ra trường vẫn loay hoay lời giải cho bài toán này?
Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%
Theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, mặt hàng xăng được giảm thuế từ 10 xuống còn 8%. Do đó, giá xăng đã giảm tại kỳ điều hành ngày 1/7/2025.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.