0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 22/12/2023 11:41 (GMT+7)

Người tiêu dùng hoang mang trước 'ma trận sữa cỏ'

Theo dõi KT&TD trên

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại “sữa cỏ” không có thương hiệu, tiếng tăm. Những loại sữa này len vào ngóc ngách cuộc sóng của nguồi dân tại các vùng quê qua các cuộc hội thảo tặng quà... Tuy nhiên, chất lượng ra sao, nguồn gốc xuất xứ thế nào thì đến nay vẫn chưa được thẩm định.

“Sữa cỏ” được thổi phồng công dụng

Trên thực tế, “sữa cỏ” chỉ là một “thuật ngữ” được khai sinh bởi chính đội ngũ bán hàng, ý nói tới các sản phẩm sữa không có hoặc có rất ít tính thương hiệu trên thị trường. Nguyên liệu tạo nên “sữa cỏ” được nhập từ nước ngoài, sau đó đơn vị nhập về sẽ tự gia công, đóng hộp.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm sữa được quảng cáo, buôn bán tràn lan trên thị trường với đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước. Các sản phẩm sữa thường xuất hiện dưới hình thức: Sữa không đường, có đường, ít đường, sữa đặc,... và những chế phẩm sữa như: Sữa chua, bơ, pho mát, bánh (kẹo) sữa.

Đặc biệt, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện tràn lan quảng cáo nhiều loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe như: sữa tăng chiều cao, sữa tăng cân, thậm chí nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo có công dụng chữa bệnh như “thần dược”. Đặc biệt, các sản phẩm này còn sử dụng hình ảnh các bác sĩ, dược sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo, khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận” khi tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm.

Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận sữa cỏ
TikToker Y.C quảng cáo sữa tăng cân Y.M

Tìm hiểu qua fanpage chính hãng của dòng sữa H.U được biết đây là dòng sữa tăng chiều cao chuyên biệt dành cho trẻ từ 2-18 tuổi, có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ và sản xuất tại Kim Bảng (Hà Nam). Fanpage này khẳng định chắc như “đinh đóng cột” rằng: “Trẻ sẽ tăng từ 3-5 cm sau 3 tháng sử dụng”.

Trên nhiều fanpage bán sản phẩm này, phóng viên nhận thấy tại đây đăng tải nhiều quảng cáo có hơi hướng “thổi phồng” công dụng sản phẩm. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo về sản phẩm với nhiều ngôn từ có cánh, như: “Uống là sẽ cao”, “uống là sẽ lớn bất chấp cả gen di truyền do bố mẹ thấp lùn”, “uống sữa H.U con sẽ cao như người mẫu, diễn viên”... Thậm chí, một số quảng cáo còn sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ để quảng cáo về sản phẩm khiến người tiêu dùng khá hoang mang vì không đúng quy định của pháp luật.

Không chỉ các dòng sản phẩm tăng chiều cao, đánh vào tâm lý của nhiều phụ huynh có con còi cọc, nhiều nhãn hàng còn quảng cáo sữa tăng cân như một loại “thần dược”. Trên website của một loại sữa tăng cân H.W nhiều ngôn từ quảng cáo thể hiện sự thổi phồng công dụng: “Tăng 5-7 kg tại nhà với 2 ly sữa mỗi ngày”, “100% sữa non nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tăng 5-7 kg cho người gầy lâu năm. Tăng 2-3 kg sau 1 tháng...”. Tuy nhiên, trên thực tế, những sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể có tính chất “thần dược” như những lời quảng cáo.

“Sữa cỏ” cũng được quảng cáo rất nhiều trên nền tảng TikTok. Chỉ cần gõ cụm từ “sữa tăng cân” sẽ cho ra hàng loạt tài khoản TikTok với những lời quảng cáo có cánh về các loại sữa tăng cân, giá “siêu rẻ”, chỉ vài trăm nghìn là có từ 3-5 hộp sữa.

Hãy là người tiêu dùng thông thái

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng mà cho ra những sản phẩm sữa được quảng cáo là có công dụng “thần kỳ” nhưng chất lượng ra sao lại không có gì để đảm bảo.

Thậm chí, họ còn đăng tải các video quảng cáo gắn với các “bác sĩ”, “chuyên gia” mặc áo blouse so sánh các loại sữa khác nhau, đánh tráo khái niệm về sữa với tần suất dày đặc trên mạng xã hội. Tất cả những điều này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng, lũng đoạn thị trường và gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính.

Trên Facebook, nhiều nhóm anti các loại “sữa cỏ” ra đời. Trong các hội nhóm này có rất nhiều loại sữa nguồn gốc, xuất xứ lạ được các “bà mẹ bỉm sữa” bóc phốt. Quả thật, phóng viên cũng choáng váng với rất nhiều loại sữa với tên gọi, công dụng khác nhau, chưa từng được nghe đến thương hiệu tại Việt Nam.

Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận sữa cỏ
Người tiêu dùng nên lựa chọn những cửa hàng uy tín, sữa chính hãng để mua.

Nhiều bà mẹ truyền nhau kinh nghiệm mua sữa chính hãng tại các cửa hàng, siêu thị dành cho mẹ và bé, tránh các loại sữa quảng cáo “sản xuất theo công nghệ, tiêu chuẩn châu Âu”, “nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu”, “dây chuyền Nhật Bản”...

Ths Lê Hồng Dũng, Trưởng Khoa Hóa thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, trước nguy cơ từ sữa bột kém chất lượng, Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa dạng bột với các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý đối với sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật.

Theo Trưởng Khoa Hóa thực phẩm Viện Dinh dưỡng Quốc gia, căn cứ pháp lý cao nhất hiện nay với sữa bột là QCVN 5-2:2010/BYT quy định các chỉ tiêu lý hóa như độ ẩm, protein, hàm lượng chất béo... Đồng thời, Bộ Y tế cũng quy định giới hạn chất nhiễm bẩn như kim loại nặng (chì, thiếc, stibi, arsen...) độc tố vi nấm, melamin, dư lượng thuốc thú ý... Các sản phẩm sữa dạng bột cũng phải đảm bảo không nhiễm 5 loại vi khuẩn có hại.

Chuyên gia cho hay, các sản phẩm phải được ghi nhãn theo quy định, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất phải công bố hợp quy phù hợp các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

Công nghệ làm sữa giả, sữa nhái ngày nay rất tinh vi cho nên, người tiêu dùng rất khó để phân biệt thật giả. Vì thế, Ths Lê Hồng Dũng đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng không nên lựa chọn sản phẩm quá rẻ tiền, bởi lẽ giá trị thật của sản phẩm luôn song hành cùng chất lượng. Đối với sữa thật được đầu tư cả về chất lượng sản phẩm và hình ảnh thì hoạt tiết được in trên vỏ hộp sữa sẽ sắc nét và đẹp mắt, không bị nhòe.

Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận sữa cỏ
Sữa không tên tuổi thương hiệu tràn về làng quê, khách hàng luôn là các cụ già.

Tuy nhiên, đối với sữa giả do chi phí sản xuất thấp nên họa tiết in nhợt nhạt, nhòe nhoẹt. Một phương pháp nữa để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đấy là quét mã vạch. Khách hàng có thể cài các ứng dụng trên chợ ứng dụng của điện thoại và quét để ra thông tin sản phẩm.

Tất cả các sản phẩm phải có thông tin ngày sản xuất và hạn dùng in trên vỏ hộp, phải in rõ ràng và không bị nhòe đối với các sản phẩm thật và còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm quá hạn sử dụng, hết date thì có thể cố tình bị tẩy xóa. Tốt nhất với các sản phẩm đã quá hạn sử dụng thì người tiêu dùng không nên sử dụng tiếp.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu phải có tem phụ trên đó thể hiện địa chỉ rõ ràng về nhà nhập khẩu, phân phối, thông tin kiểm nghiệm và được cấp phép lưu hành sản phẩm. Nếu các thông tin này mập mờ, không rõ ràng thì người tiêu dùng không nên mua về sử dụng.

Quang Anh

Bạn đang đọc bài viết Người tiêu dùng hoang mang trước 'ma trận sữa cỏ'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.