0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 27/10/2023 14:12 (GMT+7)

Mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt và nông sản chủ lực

Theo dõi KT&TD trên

Tiềm năng xuất khẩu cà rốt Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng vẫn rất lớn vì thị trường quốc tế ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ.

UBND tỉnh Hải Dương cho biết, hiện tỉnh đang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và hữu cơ cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Hằng năm, Hải Dương sản xuất khoảng 750.000 tấn lúa gạo, 900.000 tấn rau, củ, 300.000 tấn quả và khoảng 200.000 tấn thịt gia súc, gia cầm, thủy sản.

Đến nay, tỉnh có 8 nhóm nông sản chủ lực và 234 sản phẩm OCOP. Hầu hết sản phẩm đã được đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc, hình thành mô hình chuỗi liên kết. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu với số lượng lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng tới nhiều nước, trong đó có các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc… đem lại giá trị kinh tế cao.

Mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt và nông sản chủ lực

Cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương được sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Ảnh: LK.

Trong đó, cà rốt là 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương được sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Năm 2008, cà rốt của Cẩm Giàng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Hiện nay tỉnh duy trì khoảng 1.400 ha trồng cà rốt cho sản lượng trên 70.000 tấn/vụ, trong đó 100% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 70% sản lượng cà rốt của Hải Dương được xuất khẩu sang thị trường các nước khu vực Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Malaysia, Singapore, Thái Lan… 30% còn lại tiêu thụ trong nước. Trên địa bàn Hải Dương hiện có khoảng 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chuyên thu mua cà rốt sơ chế và xuất khẩu. Mỗi đơn vị có thể chế biến, đóng gói khoảng 100 tấn cà rốt tươi/ngày.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, để cà rốt tăng sức cạnh tranh ở các thị trường lớn, Hải Dương cần đẩy mạnh nghiên cứu, tái cấu trúc vùng trồng, mở rộng vùng trồng cà rốt theo hướng xanh, hữu cơ, kiểm soát nghiêm ngặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các đối tượng dịch hại, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ các chứng nhận VietGap, GlobalGap, truy xuất nguồn gốc tại các vùng trồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh nghiên cứu, kêu gọi đầu tư để hình thành, phát triển chuỗi giá trị gia tăng nhằm giúp cà rốt Hải Dương tiếp cận đa dạng thị trường, tiếp cận các tệp khách hàng lớn hơn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, hình thành các chuỗi liên kết để tăng năng lực xuất khẩu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt và nông sản chủ lực

Tỉnh Hải Dương triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các nông sản chủ lực như: vải thiều, rau màu....

Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã chủ động nhiều hoạt động xúc tiến thương mại; trong đó, có tọa đàm để nắm bắt, tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Ngoài ra, tỉnh tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu; đồng thời, xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là về sơ chế, chế biến sâu.

Để mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt và nông sản chủ lực, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh rất mong được đầu tư thêm về kho lạnh, kỹ thuật bảo quản, sơ chế để nâng cao giá trị cho cà rốt, được hỗ trợ thông tin về doanh nghiệp nước ngoài để giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu nông sản, từ đó xuất khẩu nông sản được bền vững,

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành, địa phương trong tỉnh tham mưu đề xuất các giải pháp giữ vững thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường khai thác thị trường tiềm năng như Nga, UAE, châu Mỹ - La tinh.

Sở đề nghị Cục Xúc tiến Thương mại quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước mắt, tiếp tục hỗ trợ kết nối các hoạt động xúc tiến thương mại với cà rốt, vải thiều và nông sản tiêu biểu của tỉnh. Về phía các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tỉnh Hải Dương mong muốn được thường xuyên cập nhật thị trường, có khuyến nghị cho tỉnh có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chinh phục thị trường mới.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt và nông sản chủ lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.