0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 01/06/2024 09:56 (GMT+7)

Luật Đấu thầu 2023: Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 31-5, tại Đà Nẵng, Hội thảo “Luật Đấu Thầu 2023: Những kỳ vọng và thách thức trong thi hành trên lĩnh vực đầu tư xây dựng” được Báo Pháp Luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển tổ chức.

Tại hội thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Hoàng, Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có nhiều điểm mới trong đấu thầu qua mạng, thuận lợi cho các cá nhân, đơn vị, chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ, trả kết quả ngay trên hệ thống. Hay như chào giá trực tuyến và bảo lãnh điện tử hướng tới số hoá, tự động các khâu liên quan.

Luật Đấu thầu 2023: Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng - Ảnh 1

Hệ thống đấu thầu qua mạng sẽ bổ sung luồng tạo tài khoản cùng nhóm quyền cho người có thẩm quyền phê duyệt Hồ sơ, kết quả. Tài khoản này cũng là tài khoản nghiệp vụ, gắn với cá nhân là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền.

Đồng thời, việc chào giá trực tuyến cũng là hình thức mới, nhà thầu chào lặp lại nhiều lần mức giá, làm cơ sở để hệ thống tự động xếp hạng. Chào giá trực tuyến bao gồm chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường và chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn.

Luật Đấu thầu 2023: Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng - Ảnh 2

Hệ thống chưa có cơ chế, tính năng hỗ trợ để chủ đầu tư/bên mời thầu có thể khai thác cơ sở dữ liệu nhà thầu, dữ liệu hàng hóa, dịch vụ liên quan nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Điều này sẽ là khó khăn cho các chủ đầu tư dự án trong trường hợp phải lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

Trong khi đó, Ths. Trần Thị Nhật Anh, Trường Đại học Luật, Đại học Huế kiến nghị cần bổ sung chế tài trong trường hợp bên mời thầu và chủ đầu tư không phản hồi, phản hồi chậm trễ, hoặc nội dung phản hồi chưa đảm bảo yêu cầu thông tin đối với nhà thầu.

Đây là một sự bổ sung cần thiết, trong bối cảnh Luật Đấu thầu năm 2023 và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP chưa làm rõ vấn đề này. Cùng đó là phải có chế tài xử lý vi phạm hành chính trong đấu thầu qua mạng.

“Ở thời điểm Luật Đấu thầu năm 2023 chỉ mới có hiệu lực trong một thời gian ngắn, hành động của Chính phủ lúc này là rất cần thiết, nhằm gia tăng cơ chế thực thi hiệu quả các quy định về đấu thầu qua mạng hiện nay”, Ths. Anh nhấn mạnh.

Nguyễn Tuyên

Bạn đang đọc bài viết Luật Đấu thầu 2023: Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.