0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 31/05/2024 16:41 (GMT+7)

Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển và Cục Quản lý đấu thầu đồng tổ chức ngày 31/5, tại Đà Nẵng. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia pháp luật đấu thầu, chuyên gia pháp luật xây dựng, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng

Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực xây dựng
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các đơn vị hoạt động liên quan đến công tác đấu thầu.

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ lắng nghe tham luận từ các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng... nhằm làm rõ được những điểm mới của Luật Đấu thầu 2023 đối với vấn đề nêu ra và giá trị phát triển của chúng đối với các dự án đầu tư. Tìm những giá trị phát triển của các quy định mới trong Luật Đấu thầu 2023 và những rào cản có thể gây trở ngại cho việc hiện thực hóa các giá trị này. Chỉ ra được những giải pháp có thể vượt qua rào cản này dựa trên những bài học của từ việc thi hành Luật Đấu thầu 2013 và những bối cảnh mới của nền kinh tế, hệ thống quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư.

Qua 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu 2013 bộc lộ khá nhiều bất cập và không phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Do đó, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2023, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Luật Đấu thầu 2023 có rất nhiều điểm mới và được kỳ vọng sẽ mở được nhiều nút thắt cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa pháp luật và thi hành pháp luật vẫn có những khoảng cách mà các chuyên gia pháp luật, kinh tế gọi là những sự cắt khúc.

Luật Đấu thầu năm 2023 cũng có thể có những khúc cắt mà chỉ có thể nhận ra từ hoạt động thi hành. Mặc dù mới có hiệu lực được hơn ba tháng song do tính chất đặc biệt của nó, Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực xây dựng
Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.

Theo TS. Trần Công Phàn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ: Là Đại biểu Quốc hội được tham gia góp ý, thảo luận và bấm nút thông qua Luật Đấu thầu, tôi nhận thấy có rất nhiều kỳ vọng từ những quy định mới của Luật Đấu thầu 2023. Các điểm mới liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động đấu thầu song nổi bật nhất, tập trung nhất là ngăn chặn khắc phục tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn tài nguyên của đất nước dù thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào.

Tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng liên quan nhiều đến đất nơi hoạt động đấu thầu bị bóp méo, bị sử dụng để che đậy những giao dịch bất động sản không phải vì sự phát triển mà vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Những hệ lụy của các dự án phi phát triển, tức không chứa đựng yếu tố phát triển, đang tác động xấu đến hệ thống chính trị của đất nước, hủy hoại niềm tin của nhân dân trước hết vào Đảng, Nhà nước.

Chính vì vậy, không hề ngẫu nhiên khi các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước luôn tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng đang xói mòn và hủy hoại tiềm lực của đất nước bao gồm tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị và đạo đức xã hội.

Tham nhũng, tiêu cực lãng phí diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau song nguy hại, đáng báo động nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đặc biệt, vô giá và không thể khôi phục, mở rộng. Đó là đất, đặc biệt đất nông nghiệp trồng lúa, rừng do sự lũng đoạn của các giao dịch bất động sản được giao và thực hiện bằng công cụ đấu thầu bị móp méo. Đấu thầu không có lỗi vì bản chất của nó là thiết chế kinh tế - pháp lý tích cực.

Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu thì vẫn có trách nhiệm bởi vì ở khía cạnh nào đó chưa thực phù hợp, chưa thật kín kẽ, thiếu các giải pháp để đảm bảo những người có thẩm quyền, nhà đầu tư, nhà thầu không thể, không dám dùng những công cụ như thông thầu, hủy thầu, định giá đất… nhằm thỏa mãn lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Chính vì vậy, Quốc hội đã xem xét kỹ, thảo luận kỹ và thông qua Luật Đấu thầu 2023.

Bạn đang đọc bài viết Luật Đấu thầu 2023 – Kỳ vọng và thách thức đối với lĩnh vực xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.