0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 22/07/2023 15:56 (GMT+7)

Kỳ vọng xuất khẩu tôm tăng trở lại những tháng cuối năm

Theo dõi KT&TD trên

Xuất khẩu tôm những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại nhờ các yếu tố tích cực của thị trường.

Thị trường xuất khẩu tôm có xu hướng ấm dần lên

Theo thông tin tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 21/7, bức tranh thị trường tôm 6 tháng đầu năm 2023 rất ảm đạm, kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm tới 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc - Hồng Kông và Hàn Quốc) đồng loạt giảm 2 con số, trong đó giảm mạnh nhất thị trường EU với 48,9%, Mỹ giảm 38,1%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản giảm 29% và Trung Quốc và Hồng Kông giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thời gian gần đây, thị trường tôm đang có xu hướng ấm dần lên.

Dự báo trong các tháng cuối năm 2023, yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho ở các thị trường có xu hướng giảm và nhu cầu tăng cho các lễ hội cuối năm tăng, sẽ giúp cho xuất khẩu mặt hàng tôm tăng trở lại.

Kỳ vọng xuất khẩu tôm tăng trở lại những tháng cuối năm

Hiện cả nước đã có hơn 370 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm. Các doanh nghiệp chế biến tôm tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặt hàng tôm đã được chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura…), qua đó, áp ứng được cả thị trường khó tính nhất là Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tận dụng một số phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp như chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin...

Tín hiệu tích cực tại các thị trường lớn

Thông tin về thị trường Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Huy - Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho biết sản lượng tôm nội địa của nước này chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu dùng, 90% còn lại đến từ nguồn nhập khẩu từ các nước Trung Mỹ và Nam Á. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Đối với tôm của Việt Nam, theo số liệu từ Thương mại Hoa Kỳ, 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt hơn 200 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm này xuất phát từ một số nguyên nhân bao gồm lạm phát, giá nguyên liệu tăng cao so với các thị trường.

Nhận định về nửa cuối năm, ông Huy cho rằng đã có những điểm sáng. Cụ thể như hàng tồn đã bắt đầu giảm, doanh nghiệp Hoa Kỳ đã bắt đầu thu mua hàng trở lại. Bên cạnh đó, ông Huy cũng nhấn mạnh một số ưu điểm của thị trường Mỹ như lãi suất không tăng, kỳ vọng lạm phát giảm và sức mua đang dần quay trở lại.

Kỳ vọng xuất khẩu tôm tăng trở lại những tháng cuối năm

Chia sẻ về xu hướng tiêu dùng tôm tại thị trường Bắc Âu, bà Hoàng Thị Hoàng Thúy - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Latvia, cho biết các nước Bắc Âu luôn đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Gần đây, thỏa thuận xanh châu Âu đã có chiến lược từ trang trại đến bàn ăn, nhấn mạnh tiềm năng của thủy sản, trong đó có tôm. Do đó, người tiêu dùng đang có xu hướng giảm tiêu thụ thịt, đặc biệt là thịt đỏ và chuyển sang tiêu dùng thủy sản.

Theo bà Thúy, EU đã cho ra đời các quy định mới nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán tại EU có chung 1 tiêu chuẩn. Chính vì vậy, nếu muốn kinh doanh ở các siêu thị ở Bắc Âu doanh nghiệp cần có những chứng chỉ sản xuất an toàn, bền vững, trong đó có 2 chứng nhận được yêu cầu chính là Hội đồng quản lý biển (MSC) và Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản (ASC) đối với các thủy sản đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng.

Phát triển bền vững

Tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam", Bộ NN&PTNT đã đưa ra nhận định không những để bắt kịp xu hướng của thị trường mà cần có các hành động để phát triển cho ngành hàng tôm được bền vững hơn.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước đã có hơn 370 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam đang tồn tại nhiều điểm yếu và đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết là hạ tầng vùng nuôi hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ bé khiến hạ tầng nguồn nước cấp, nước thoát nước chưa đồng bộ, gây khó khăn trong công tác sản xuất và nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Chi phí sản xuất tôm còn cao so với các nước đối thủ trên cùng phân khúc thị trường.

Minh họa cụ thể cho việc này, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, với diện tích hơn 140 nghìn ha, Bạc Liêu là một trong số 3 địa phương có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, ông Thiều cũng nhấn mạnh mối lo về môi trường của địa phương: "Nếu như chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà vấn đề về ô nhiễm, và xả thải ra môi trường không được xử lý tốt, thì sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai".

Ông Phạm Văn Thiều nhìn nhận, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường, môi trường trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là đang xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm trên diện rộng và trở thành mối đe dọa tiềm ẩn.

Thực tế hiện nay các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu đều đáp ứng các quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Mặt hàng tôm đã được chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura…), qua đó, áp ứng được cả thị trường khó tính nhất là Nhật Bản.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tận dụng một số phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp như chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin... Do vậy, tôm vẫn tiếp tục được coi là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta.

Khâu chế biến đã đáp ứng được tương đối yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, chính vì vậy khâu sản xuất cần được chú trọng hơn.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTN), để ngành tôm phát triển bền vững, đạt được các mục tiêu đã đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới.

Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuối sản xuất theo hướng công nghệ cao để giảm lao động trực tiếp, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Cập nhật và thông tin kịp thời các quy định thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại thúc đẩy xuất khẩu; nắm bắt, tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng muốn ngành tôm phát triển bền vững, trước tiên, phải thay đổi tư duy, nhận thức của người dân. Chỉ khi người dân đồng tình, ủng hộ và phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học, ngành tôm mới phát triển bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần nghiên cứu thành lập hiệp hội ngành hàng tôm ở ĐBSCL với sự tham gia của 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp) để có thể hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, cùng nhau phát triển.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng xuất khẩu tôm tăng trở lại những tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).