0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 14/07/2023 08:18 (GMT+7)

Xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng tốc trong quý III

Theo dõi KT&TD trên

Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2023 giảm hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Kỳ vọng vào sự phục hồi trong nửa cuối năm, hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực các giải pháp để thúc đẩy lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 6/2023, xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 800 triệu USD và đang có sự hồi phục dần. Lũy kế, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 41,5% kế hoạch.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt 341 triệu USD, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, tuy nhiên con số này vẫn giảm 18% so với cùng kỳ - đây cũng là mức giảm thấp nhất từ đầu năm. Dù vậy, lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022. Số liệu xuất khẩu tôm tháng 6 đang cho thấy tia sáng trong bức tranh trầm lắng của ngành tôm nửa đầu năm.

Lãnh đạo Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản sụt giảm mạnh cùng với sản phẩm đồ gỗ và lâm sản đã khiến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 sụt giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ngành thủy sản tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn như: Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine cùng với hậu quả tác động của dịch Covid-19, lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng thủy sản của Việt Nam: Mỹ, EU, Nhật Bản...

Dù vậy, VASEP cho rằng, thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam - Mỹ được dự đoán sẽ phục hồi từ nửa cuối năm do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm, nhu cầu phục vụ dịp lễ cuối năm tăng. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang nước này kỳ vọng sẽ tăng 40-50% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tại thị trường EU, tiêu thụ cá tra tiếp tục cải thiện và ổn định. Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, dự báo nhu cầu tăng nhẹ từ cuối Quý III.

Nhận định về con số này, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, cho biết mức giảm của ngành tôm đang dần thu hẹp qua các tháng, điều này được coi như tia sáng trong bức tranh đầy u ám của ngành từ cuối quý III/2022 đến nay.

“Tín hiệu tích cực này diễn ra trong bối cảnh chưa có lợi thế rõ ràng, tuy nhiên thực tế sẽ dần nhận diện ra các yếu tố tạo nền cho sự phục hồi ban đầu”, ông Hồ Quốc Lực nhận định.

Theo phân tích của Chủ tịch Sao Ta, giá tôm thương phẩm trong nước đã giảm đến sát đáy, điều này khiến nông dân không còn động lực thả nuôi cho vụ mùa mưa, vốn dĩ đã khó khăn hơn. Việc giá tôm thương phẩm trong nước giảm thấp có thể là nền tảng cho sự gia tăng tiêu thụ, xuất khẩu.

Tình trạng giảm sản lượng cũng xảy ra ở các nước như Ecuador và Ấn Độ. Sản lượng tôm nuôi năm 2023 của Ấn Độ dự kiến giảm 20-30% do người nuôi giảm thả giống. Còn tại Ecuador, mặc dù kết quả sản lượng khả quan nhưng đã có khoảng 10% hộ nuôi nhỏ đã treo ao vì giá bán thấp, thua lỗ.

Ông Lực cho hay, thông thường đầu quý III là cao điểm thu hoạch tôm của Việt Nam và Ấn Độ, còn Indonesia và Ecuador đã thu hoạch chính vụ sớm hơn. Tuy nhiên theo tình hình thả nuôi, tôm thương phẩm của các nước đều giảm mạnh. Theo quy luật cung cầu, các hệ thống phân phối sẽ tính toán tăng mua dự trữ và tôm thương phẩm sẽ phục hồi từng bước trong thời gian tới.

Ngoài ra, Chủ tịch Sao Ta cũng chỉ ra yếu tố thúc đẩy đến xuất khẩu tôm khác là mùa cao điểm tiêu thụ tôm vào quý III và quý IV. Ông cho hay tháng 7 có ngày Quốc Khánh Mỹ, tháng 8 rơi vào mùa lễ hội ở Nhật, mùa Noel và năm mới… Giai đoạn này, hàng chế biến sâu chiếm ưu thế tiêu thụ hơn so với hàng sơ chế hay chế biến cấp thấp, trong khi đó hàng tinh chế là lợi thế của các doanh nghiệp tôm của Việt Nam.

“Quý III là quý tăng tốc của ngành thủy sản ta nói chung, của con tôm nói riêng. Các doanh nghiệp chắc đều cảm nhận được tình hình và có sự chuẩn bị thấu đáo. Hy vọng quý này sẽ bù đắp phần nào hụt hẫng thời gian qua về doanh số tiêu thụ”, Chủ tịch Sao Ta kỳ vọng.

Hoài Anh

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng tốc trong quý III. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...