0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 11/05/2023 09:18 (GMT+7)

Giải quyết vướng mắc trong công tác GPMB Dự án KCN Quảng Trị

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với UBND huyện Hải Lăng, các Sở, ngành liên quan để giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện Dự án Khu Công nghiệp (KCN) Quảng Trị.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thống nhất với đề xuất của UBND huyện Hải Lăng về 7 trường hợp cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi, có đủ điều kiện tách hộ được bố trí tái định cư tại Khu tái định cư thôn Trường Thọ và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thống nhất cho phép 16 trường hợp có nhà ở trên đất nông nghiệp được giao đất ở tại Khu tái định cư thôn Trường Thọ nhưng yêu cầu phải rà soát kỹ xem những hộ này thực sự không có đất ở tại nơi khác (có cam kết của chính quyền xã) và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng tại buổi kiểm tra dự án Khu công nghiệp Quảng Trị
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng tại buổi kiểm tra dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Về việc xác định giá đất tại Khu tái định cư thôn Trường Thọ, UBND tỉnh đề nghị UBND huyện Hải Lăng chủ động thực hiện theo Thông báo số 73/TB-UBND ngày 6/4/2023 thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng cấp tỉnh tại cuộc họp giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm.

Về bố trí đất ở tái định cư, có 39 nhà ở bị ảnh hưởng phải di dời, trong đó: 18 nhà xây dựng hợp pháp có giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất ở; 4 nhà xây dựng trên cùng thửa đất ở nhưng chưa làm thủ tục tách thửa nằm trong số 18 nhà có GCNQSD đất ở; 17 nhà xây dựng trên đất nông nghiệp gồm 1 trường hợp có nhà ở thứ hai, 16 trường hợp chỉ có duy nhất là ngôi nhà đang ở.

Có 43 trường hợp bố trí đất tái định cư, trong đó: 18 trường hợp có GCNQSD đất ở và nhà ở, đủ điều kiện tái định cư; 2 trường hợp có GCNQSD đất ở, chưa xây dựng nhà ở, có nhu cầu giao đất tái định cư; 7 trường hợp cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi, có đủ điều kiện tách hộ và có nhu cầu bố trí tái định cư; 16 trường hợp xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn có nhu cầu giao đất ở tại khu tái định cư.

Đối với Khu tái định cư thôn Trường Thọ, xã Hải Trường có diện tích quy hoạch đất ở mới 63.441 m2, với 134 lô đất. Hiện đã hoàn thành cơ bản mặt bằng và kết cấu hạ tầng cho 49 lô thực hiện tái định cư giai đoạn 1.

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1) có phạm vi thu hồi đất với diện tích 96,1 ha gồm: thị trấn Diên Sanh 6,69 ha, xã Hải Trường 89,41 ha. Tổng diện tích đã ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án GPMB và người dân đã đồng thuận 71,33 ha, phần diện tích còn lại địa phương đang phối hợp thực hiện.

Được khởi động vào ngày 30/4/2022, đến nay dự án đã hoàn thành một số thủ tục pháp lý như: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập khu công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.

Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm (Từ năm 2021-2071). Ranh giới phía Tây Bắc và Đông Nam giáp với khu tái định cư của dự án, ranh giới phía Tây Nam giáp với khu trồng cây lâu năm của xã Hải Trường và thị trấn Diên Sanh, phía Đông Bắc giáp với hành lang đường sắt Bắc Nam. (Ảnh: phối cảnh tổng thể KCN dự án)
Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm (Từ năm 2021-2071). Ranh giới phía Tây Bắc và Đông Nam giáp với khu tái định cư của dự án, ranh giới phía Tây Nam giáp với khu trồng cây lâu năm của xã Hải Trường và thị trấn Diên Sanh, phía Đông Bắc giáp với hành lang đường sắt Bắc Nam. (Ảnh: phối cảnh tổng thể KCN dự án)

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị (VSIP Quảng Trị) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021; do 3 nhà đầu tư liên doanh hợp tác thực hiện gồm: Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP JV); CTCP đô thị Amata Biên Hòa (huộc Tập đoàn Amata Thái Lan); Tập đoàn Sumitomo Corporation Nhật Bản.

Dự án khu công nghiệp Quảng Trị được xây dựng theo 3 giai đoạn, giai đoạn I có diện tích 97,4 ha, giai đoạn II có diện tích 175,42 ha và giai đoạn III là 208,38 ha. Được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Lâm và xã Hải Trường, thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng.

Bùi Quốc Dũng

Bạn đang đọc bài viết Giải quyết vướng mắc trong công tác GPMB Dự án KCN Quảng Trị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.