Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh vào ngày mai?
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 30/10/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 30/10.
Giá xăng dầu trong nước có thể tăng mạnh vào ngày mai 30/10
Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định, kỳ điều chỉnh ngày 31/10 tới khiến giá xăng có thể tăng 500 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm 400 đồng/lít.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá trong nước còn phục thuộc vào hai phiên giao dịch tiếp theo trên thị trường thế giới và phụ thuộc vào việc liên Bộ Tài chính - Công Thương trích Quỹ bình ổn thế nào. Trên thực tế, thời gian qua, tuy giá xăng dầu tăng nhưng liên Bộ hầu như không xả quỹ bình ổn.
Bên cạnh đó, do giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore tăng, trong khi giá dầu thành phẩm giảm so với giá điều hành ngày 23/10 nên dự báo, giá xăng trong nước dự báo tiếp tục tăng, còn giá dầu sẽ giảm nhẹ.
Theo đó, một số doanh nghiệp nhận định, nếu cơ quan điều hành không trích lập cũng không chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, giá xăng RON 95 có thể tăng 500 đồng/lít; giá xăng E5 RON 92 có tăng 350 đồng/lít; dầu DO dự báo giảm 500 đồng/lít.
Trước đó, ngày 23/10 của liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, tất cả các mặt hàng xăng, dầu đều tăng giá, với mức tăng cao nhất gần 500 đồng/lít. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 458 đồng/lít, lên 22.365 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 469 đồng/lít, lên 23.513 đồng/lít.
Về mặt hàng dầu, giá dầu diesel tăng 79 đồng/lít, lên 22.489 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 289 đồng/lít, lên 22.753 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 375 đồng/kg, lên mốc 16.613 đồng/kg.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 30/10
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 30/10, giá dầu Brent giảm 1,4 USD, tương đương 1,55%, xuống mức 89,08 USD/thùng. Cùng thời điểm, giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,37 USD, tương đương 1,6%, xuống mức 84,17 USD/thùng.
Giá dầu tuần trước liên tục biến động theo các tiêu đề liên quan đến diễn biến xung đột Israel – Hamas. Sự tăng trong dự trữ dầu của Mỹ cùng với những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu cũng là những yếu tố tác động đến sự tăng-giảm của giá xăng dầu.
Trong 5 phiên giao dịch, giá dầu đã giảm 3 phiên và tăng 2 phiên. Giá dầu đã lao dốc khi các nỗ lực ngoại giao ở Trung Đông được tăng cường nhằm ngăn xung đột Israel - Hamas leo thang; triển vọng nhu cầu năng lượng yếu sau các dữ liệu kinh tế yếu từ khu vực đồng euro và Anh; và Israel đồng ý hoãn cuộc tấn công trên bộ cho đến hết tuần.
Tuy nhiên, xung đột Israel - Hamas vẫn không có dấu hiệu “hạ nhiệt” và điều này đã hỗ trợ giá dầu leo dốc. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, cuộc xung đột này vẫn chưa gây tác động rõ rệt về gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu, nhưng khả năng gây gián đoạn vẫn rất cao. Hiện Mỹ đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Iran. Trong bối cảnh cán cân cung cầu đang bị thắt chặt khi mà nhu cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng thì giá dầu có thể sẽ tăng vọt, vượt mốc 100 USD/thùng, thậm chí vượt 110 USD/thùng, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế.
Tuần trước, dữ liệu PMI của châu Âu cho thấy triển vọng kinh tế ảm đạm ở khu vực này. Trong tháng 10, PMI đã giảm xuống 46,5 từ mức 47,2 của tháng 9. Đây là mức PMI thấp nhất kể từ tháng 11-2020.
Anh Thư