0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 06/04/2025 06:53 (GMT+7)

Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025

Theo dõi KT&TD trên

Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Tài chính), đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt gần 10,98 tỷ USD – tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó vốn tăng thêm và các hình thức góp vốn, mua cổ phần ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2025, có tới 401 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn, tăng 44,8% so với cùng kỳ, với tổng vốn đầu tư bổ sung đạt gần 5,16 tỷ USD, gấp 5,1 lần so với kỳ trước. Song song với đó, hoạt động góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng rất sôi động với 810 giao dịch, tăng 11,6% và đạt tổng giá trị gần 1,49 tỷ USD, tăng tới 83,7% so với quý I/2024.

Mặc dù số vốn đăng ký mới chỉ đạt hơn 4,33 tỷ USD – giảm 31,5% so với cùng kỳ – Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết xu hướng này đang có dấu hiệu cải thiện. Đặc biệt, trong tháng 3/2025, lượng vốn đầu tư mới tăng 66,5% so với tháng 1 và gấp 2,4 lần so với tháng 2, bên cạnh đó số lượng dự án đầu tư mới cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng.

Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025 - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Về giải ngân, trong quý I/2025, vốn FDI đã giải ngân đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vốn vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư vượt 6,79 tỷ USD, chiếm gần 61,9% tổng vốn đăng ký, tăng 26% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn và tăng 44,1% so với cùng kỳ. Ngoài ra, các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ ghi nhận mức vốn đầu tư lên tới gần 591 triệu USD, trong khi lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đạt trên 272 triệu USD.

Về đối tác đầu tư, trong tổng số 73 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện có FDI tại Việt Nam, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, chiếm 27,6% tổng vốn. Hàn Quốc theo sau với gần 2,04 tỷ USD, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Về địa bàn nhận đầu tư, Bắc Ninh, TP.HCM và Hà Nội là ba địa phương dẫn đầu trong việc thu hút FDI quý I/2025. Cụ thể:

Bắc Ninh dẫn đầu với gần 1,9 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn cả nước, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ.

TP.HCM giữ vị trí thứ hai với 1,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn, tăng 58,3% so với cùng kỳ.

Hà Nội xếp thứ ba với 1,42 tỷ USD, chiếm 12,9% tổng vốn, tăng 23,6% so với kỳ trước.

Các địa phương khác như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nam cũng có đóng góp không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tư.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan mới từ Mỹ
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2025 vào chiều ngày 4/4, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) đã nêu loạt giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp “trụ vững” trước làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.

Tin mới

Cuộc thanh lọc ngành F&B: Thách thức và xu hướng 2025
Năm 2024, ngành F&B Việt Nam trải qua “cuộc thanh lọc” khốc liệt với hàng chục nghìn cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, thách thức cũng mở ra cơ hội. Năm 2025, doanh nghiệp muốn tồn tại phải linh hoạt, sáng tạo và nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới.
Cơ hội nào cho startup ngành đồ uống trong sân chơi toàn cầu hóa?
Thị trường đồ uống toàn cầu đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều không gian sáng tạo cho các startup đầy tham vọng. Những thương hiệu lớn với lịch sử hàng thập kỷ như Coca-Cola, PepsiCo hay Nestlé vẫn chiếm lĩnh thị phần khổng lồ, nhưng không còn độc quyền về sự đổi mới.
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan & phi thuế quan
Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Phúc Long và hành trình lan tỏa trà Việt đến Gen Z: Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Trong bối cảnh thị trường trà và cà phê Việt Nam đang dần trở thành một sân chơi sôi động, không chỉ của các thương hiệu quốc tế mà còn của các tên tuổi nội địa, Phúc Long – thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam, đã và đang xây dựng một hành trình đầy cảm hứng để kết nối trà Việt với thế hệ Gen Z.
Luật Nhà ở sửa đổi: Thị trường kỳ vọng điều gì?
Luật Nhà ở sửa đổi đang là tâm điểm của sự chú ý trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện, những bất cập và hạn chế của khung pháp lý hiện hành đã bộc lộ, đòi hỏi những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới.
Người trẻ và giấc mơ an cư
Căn hộ nhỏ xinh nằm trong khu chung cư hiện đại, ngôi nhà nhỏ có vườn rợp bóng cây xanh, hay căn biệt thự sang trọng nằm trong khu đô thị khép kín - đó từng là "giấc mơ an cư" mà bao thế hệ người Việt ấp ủ.