0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 20/11/2024 16:15 (GMT+7)

Phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng đang thăng hoa nhờ nguồn vốn FDI

Theo dõi KT&TD trên

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc bất động sản như bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng và nhà ở đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn FDI.

Phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng đang thăng hoa nhờ nguồn vốn FDI
Nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2024.

Nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD. Con số này tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm gần 20% tổng vốn đăng ký cấp mới, đạt 2,4 tỉ USD, gấp 5,1 lần cùng kỳ. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh, vốn FDI đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,55 tỉ USD, gấp 3,7 lần cùng kỳ và chiếm gần 14,4% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, nguồn vốn FDI có vai trò lớn với thị trường bất động sản Việt Nam trong việc khơi thông nguồn cung và chuẩn hóa thị trường với các tiêu chí khắt khe của nguồn vốn ngoại về pháp lý, quy hoạch, cách thức phát triển sản phẩm. Một số phân khúc như bất động sản công nghiệp, văn phòng, nhà ở, nghỉ dưỡng – những loại hình mà khối ngoại quan tâm sẽ chịu tác động trực tiếp của nguồn vốn này.

Cũng theo ông Quốc Anh, ba Luật liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực tạo hành lang thông thoáng cho thị trường bất động sản, cộng hưởng với nền kinh tế phát triển ổn định, hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ khiến thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư nước ngoài có niềm tin và họ đổ tiền mạnh mẽ hơn vào Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của hàng hang pháp lý.

Hành lang pháp lý tạo một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch, đồng nghĩa thời gian phê duyệt dự án được rút ngắn, nhà đầu tư xác định rõ ràng chi phí đầu tư ban đầu (chi phí sử dụng đất), từ đó giúp các dự án đầu tư bất động sản trở nên hấp dẫn hơn. Chính điều này đã khiến vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh trong các quý vừa qua.

Phân khúc bất động sản nào đang hưởng lợi từ nguồn vốn FDI?

Phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng đang thăng hoa nhờ nguồn vốn FDI
Phân khúc như bất động sản bán lẻ đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn FDI.

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, một số phân khúc như bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng và nhà ở đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn FDI. Cụ thể, ở bất động sản bán lẻ, AEON Mall đang tiếp tục kế hoạch mở rộng với sự kiện khai trương AEON Mall Huế (8,6ha) vào tháng 9. Đơn vị này cũng đã mua lại một khu đất rộng 10,5ha tại Thanh Hóa để làm trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung và được phê duyệt Quy hoạch tổng thể 1/500 cho dự án AEON Mall Biên Hòa (12ha). Becamex IDC cũng đã khởi công một dự án thương mại phức hợp rộng 7ha tại Thành phố mới Bình Dương.

Ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, du khách quốc tế đang quay trở lại Việt Nam với hơn 11,4 triệu lượt khách trong tám tháng đầu năm 2024, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 1% so với năm 2019. Đến năm 2028, 191 dự án khách sạn dự kiến sẽ mang đến khoảng 49.800 phòng; 75% nguồn cung mới này thuộc phân khúc trung cấp đến cao cấp, với 70% mang thương hiệu của các chuỗi khách sạn hạng sang quốc tế, định vị Việt Nam là thị trường trọng điểm trong khu vực.

Với thị trường nhà ở, Cosmos Initia, TT Capital và Koterasu Group đã ra mắt dự án TT AVIO tại Bình Dương, cung cấp gần 2.000 căn hộ giá phải chăng; Vinhomes đã giới thiệu dự án Vinhomes Global Gate rộng 385ha tại Hà Nội, gồm hơn 4.100 căn hộ thấp tầng và 12.600 căn hộ cao tầng…

Về thị trường văn phòng, khoảng 35.000m2 diện tích sàn văn phòng sẽ được bổ sung tại Thành phố Hồ Chí Minh vào nửa cuối năm 2024 từ ba dự án Hạng B và C: Thaisquare The Merit, Tòa nhà Vinatex và CMC Tower B. Tại Hà Nội, hai dự án Hạng A là Taisei Ha Noi Office Tower và Heritage West Lake sẽ bổ sung thêm 46.000m2 vào cuối năm.

Cũng theo ông Troy Griffiths, không khó để nhận ra các dự án có sự tham gia của nguồn vốn FDI trên đều đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng về pháp lý. Với khối ngoại thì đây là yếu tố tiên quyết để họ quyết định rót tiền vào dự án bất động sản ở Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Phân khúc bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng đang thăng hoa nhờ nguồn vốn FDI. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.
Đất nền có dấu hiệu sốt "nóng" trở lại
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những diễn biến phức tạp với làn sóng sôi động trở lại của phân khúc đất nền. Giá đất tại nhiều khu vực đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và người dân vô cùng nhộn nhịp.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.