0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 28/07/2025 20:19 (GMT+7)

EVN lãi hơn 8.200 tỷ đồng năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

EVN ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 8.200 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ doanh thu bán điện tăng, giá vốn giảm. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2024, tập đoàn này vẫn lỗ lũy kế hơn 38.688 tỷ đồng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024.

Theo báo cáo, doanh thu thuần năm 2024 đạt 580.537 tỷ đồng, tăng gần 80.000 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng mức tăng 16%. Trong đó, doanh thu từ hoạt động bán điện đạt hơn 572.936 tỷ đồng, chiếm hơn 98% tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán ở mức 530.948 tỷ đồng, giúp EVN đạt lợi nhuận gộp 49.588 tỷ đồng, gấp gần 4 lần kết quả năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế của EVN đạt 8.237 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ là hơn 7.222 tỷ đồng.

EVN lãi hơn 8.200 tỷ đồng năm 2024 - Ảnh 1.
Đến cuối năm 2024, EVN vẫn ghi nhận lỗ lũy kế hơn 38.688 tỷ đồng do phải bù đắp khoản lỗ nặng trong hai năm liên tiếp trước đó (Ảnh minh hoạ).

Nguyên nhân giúp EVN ghi nhận bước nhảy vọt về lợi nhuận là do doanh thu bán điện tăng mạnh trong khi giá vốn giảm. Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm, doanh thu bán điện đạt khoảng 298.000 tỷ đồng, tăng 14.700 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm. Ngược lại, giá vốn hàng bán của nửa cuối năm giảm 13.400 tỷ đồng, còn khoảng 259.000 tỷ đồng.

Dòng tiền dương trong năm 2024 đã tạo điều kiện để EVN đẩy mạnh đầu tư, với tổng vốn đầu tư đạt 102.702 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với năm trước.

Đáng chú ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết vào tháng 11/2024, cho phép tiếp tục triển khai Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận – dự án từng bị dừng vào tháng 11/2016. Tại thời điểm lập báo cáo, EVN đang trong quá trình chuẩn bị các bước tái khởi động dự án trọng điểm này. Tính đến cuối năm 2024, EVN đã đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng cho dự án.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, EVN vẫn ghi nhận lỗ lũy kế hơn 38.688 tỷ đồng do phải bù đắp khoản lỗ nặng trong hai năm liên tiếp trước đó: năm 2023 lỗ 26.772 tỷ đồng và năm 2022 lỗ 20.747 tỷ đồng.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất, EVN cũng cho biết, vẫn chưa ký kết thỏa thuận giá mua bán điện với một số nhà máy điện liên quan đến phần chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá thực tế khi thanh toán các khoản vay ngoại tệ và tỷ giá ghi trong hợp đồng, theo các Thông tư hướng dẫn hiện hành.

Vì vậy, tập đoàn chưa ghi nhận chi phí phải trả đối với phần chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn từ năm 2019 đến hết năm 2024 tại một số nhà máy điện. Chi phí mua điện trong thời gian tới có thể thay đổi, tùy thuộc vào các thỏa thuận sẽ được xác lập thông qua phụ lục hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các nhà máy điện liên quan.

"Khi các chi phí này được phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân theo quy định, doanh thu tương ứng của Tập đoàn cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp", EVN cho biết.

Bạn đang đọc bài viết EVN lãi hơn 8.200 tỷ đồng năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.

Tin mới

Vì sao trạm dừng nghỉ cao tốc chậm tiến độ?
Chỉ còn 5 tháng nữa là đến hạn hoàn thành, nhưng nhiều trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông vẫn đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính được xác định là do chậm bàn giao mặt bằng và những thay đổi liên quan đến cơ chế, chính sách.
Xu hướng số hóa quản lý tài sản ở các tập đoàn lớn
Tài sản trong doanh nghiệp vốn rất đa dạng, quản lý tài sản chính là để tối ưu giá trị sử dụng và tạo giá trị cho tài sản. Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý tài sản ở các tập đoàn đa ngành đang dần được số hóa, giúp tối ưu vòng đời, tối ưu hiệu suất.