0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 24/04/2025 14:45 (GMT+7)

Nguy cơ bị kiện nếu hồi tố giá FIT, Bộ Công thương yêu cầu EVN chịu trách nhiệm toàn diện

Theo dõi KT&TD trên

Các Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài đều đưa ra khả năng có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện nếu hồi tố giá FIT. Bộ Công thương yêu cầu EVN báo cáo rõ, cụ thể và chịu trách nhiệm toàn diện về lựa chọn phương án xử lý tối ưu theo Nghị quyết 233.

Theo nguồn tin của Báo Xây dựng, Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về việc giải quyết vướng mắc hưởng giá ưu đãi (FIT) theo Nghị quyết 233 của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Dừng thanh toán tiền điện 14 dự án

Theo thống kê, hiện có 173 nhà máy/phần nhà máy điện mặt trời, điện gió vướng mắc về việc chưa được chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm được công nhận ngày vận hành thương mại (COD).

Công ty Mua bán điện (EPTC) đã làm việc trực tiếp với chủ đầu tư của 159 nhà máy/phần nhà máy có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu sau ngày COD.

Trong số này, có 39 đơn vị có ý kiến về việc đã có văn bản báo cáo đề nghị cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và chấp thuận kết quả nghiệm thu trước ngày COD.

Nguy cơ bị kiện nếu hồi tố giá FIT, Bộ Công thương yêu cầu EVN chịu trách nhiệm toàn diện- Ảnh 1.
Các Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài đều đưa ra khả năng có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện nếu bị hồi tố giá FIT.

Bộ này cũng cho biết, hiện có 65 nhà máy/phần nhà máy có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn, trong đó 27 trường hợp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, các chủ đầu tư của 14 nhà máy/phần nhà máy điện chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu không tham gia họp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng tạm dừng thanh toán tiền điện cho các dự án này.

Có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện

Để giải quyết vướng mắc, EVN nêu giải pháp, 25 nhà máy/phần nhà máy mặt trời (tổng công suất 1278 MWp) đang thanh toán theo giá FIT1 sẽ tạm thanh toán theo giá FIT2 do thời gian cấp có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu rơi vào thời điểm hưởng FIT2.

Còn 93 nhà máy/phần nhà máy mặt trời (tổng công suất 7.257 MWp) đang thanh toán theo giá FIT (bao gồm FIT1 và FIT2) sẽ tạm thanh toán theo giá trần chuyển tiếp, do có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu sau thời điểm FIT2 hết hiệu lực.

14 nhà máy/phần nhà máy gió (tổng công suất 649 MW) đang thanh toán theo giá FIT sẽ tạm thanh toán theo giá trần chuyển tiếp.

Đối với các nhà máy điện chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, EVN sẽ tạm thanh toán chi phí vận hành và bảo trì (O&M ).

Thế nhưng, theo bộ này, sau khi họp và thông báo giải pháp này, thì đa phần nhà đầu tư phản đối. Bởi, họ cho rằng, thời điểm các dự án được công nhận ngày vận hành thương mại (COD), các quy định hiện hành không yêu cầu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện để được COD.

"Việc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu là vi phạm pháp luật về xây dựng và các chủ đầu tư đã khắc phục và chịu phạt vi phạm hành chính.

Một số chủ đầu tư đã gửi văn bản/báo cáo đề nghị Bộ Công thương/Sở Công thương nghiệm thu công trình trước ngày COD tuy nhiên vì các lý do khách quan như đại dịch Covid-19... Bộ Công thương/Sở Công thương không thể đi kiểm tra, dẫn đến văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu được ban hành sau ngày COD…", Bộ Công thương nêu ý kiến các nhà đầu tư.

Về việc này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN cũng cho biết, các Hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài đều đưa ra khả năng có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

EVN chịu trách nhiệm toàn diện

Câu chuyện vướng mắc đến nay vẫn chưa được giải quyết, Bộ Công thương cho rằng, các báo cáo của EVN chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nghị quyết 233, theo hướng "lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh lợi ích về kinh tế- xã hội và hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; đảm bảo an ninh trật tự, an ninh năng lượng quốc gia và hài hòa lợi ích Nhà nước - nhà đầu tư).

Do đó, Bộ này yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu của nghị quyết trên.

Theo đó, Bộ Công thương kiến nghị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo EVN khẩn trương giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, sớm hoàn thành, báo cáo kết quả theo quy định về nội dung hưởng giá FIT các dự án điện năng lượng tái tạo, điện mặt trời mái nhà quy mô lớn xây dựng trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng.

Đối với các dự án có liên quan đến việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong thời điểm xảy ra dịch bệnh dịch Covid-19, yêu cầu EVN rà soát lại hồ sơ, tài liệu, có bằng chứng hợp pháp, đúng quy định, báo cáo Bộ Công thương phương án đề xuất, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời, EVN cũng cần báo cáo rõ, cụ thể và chịu trách nhiệm toàn diện về lựa chọn phương án xử lý tối ưu theo định hướng từ Nghị quyết 233.

Để khuyến khích phát triển điện tái tạo, Chính phủ đưa ra cơ chế giá ưu đãi FIT.

Với điện mặt trời, bao gồm: FIT1 là 9,35 cent/kWh, tương đương khoảng 2.231 đồng/kWh cho các dự án vận hành thương mại trước 30/6/2019 ; FIT 2 là 8,38 cent (tương đương 1.943VND/kWh) cho các dự án vận hành thương mại trước 31/12/2020.

Các dự án không kịp FIT2 sẽ áp dụng theo giá điện chuyển tiếp ngưỡng hơn 1.100 đồng/kWh với điện mặt trời mặt đất và ngưỡng hơn 1.500 với điện mặt trời nổi.

Còn với điện gió, theo Quyết định 39, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent/kWh, tương đương 2.223 đồng và trên bờ là 8,5 cent/kWh khoảng 1.927 đồng, cho các dự án vận hành thương mại trước 31/10/2021. Giá chuyển tiếp cho nhà máy điện gió trên bờ là 1.587,12 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ bị kiện nếu hồi tố giá FIT, Bộ Công thương yêu cầu EVN chịu trách nhiệm toàn diện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP Tổng hợp Thế giới Xanh
Ngày 10/04/2025, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh (Công ty), cụ thể như sau:
Nghệ An: Phê duyệt dự án xây dựng đường điện từ Lào về Việt Nam
UBND tỉnh Nghệ An vừa phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án đường dây 220kV ĐG Trường Sơn – Đô Lương, do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Việt Lào làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 594 tỷ đồng, nhằm truyền tải điện từ Nhà máy điện gió Trường Sơn (Lào) về Việt Nam.
Chung cư mini tăng giá, cẩn trọng khi xuống tiền
Nhiều căn hộ chung cư mini trên địa bàn TP Hà Nội hiện đang ăn theo giá căn hộ thương mại nên mức giá bị đẩy lên cao. Đồng thời, tính pháp lý của loại hình nhà ở này còn nhiều vấn đề nên quyết định xuống tiền là điều cần cân nhắc.
Đằng sau một vị trí đắc địa: Cuộc đua âm thầm nhưng khốc liệt
Những cửa hàng cà phê nằm ngay ngã tư sầm uất, trung tâm thương mại đắt đỏ hay góc phố đắc địa không phải tự nhiên mà có. Phía sau mỗi vị trí "vàng" ấy là những cuộc thương lượng kín đáo, những màn đấu giá ngầm và cả những chiến lược dài hơi mà chỉ các ông lớn thực sự bản lĩnh mới chen chân nổi.
Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!
Tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các cấp, ngành và Thành phố cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.