0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 25/07/2025 06:38 (GMT+7)

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành kết luận thanh tra đối với Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực chi nhánh Đà Nẵng, chỉ ra những mặt tích cực cũng như tồn tại hạn chế, qua đó yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng thực hiện khắc phục tồn tại, hạn chế.

Kết luận thanh tra đưa ra các cảnh báo rủi ro

Ngày 21/7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông báo Kết luận thanh tra số 137/TB-TTNH về kết luận thanh tra Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực chi nhánh Đà Nẵng (EVNFinance Đà Nẵng).

Theo nội dung kết luận, EVNFinance Đà Nẵng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập theo Văn bản số 245/NHNN-TTGSNH ngày 11/01/2010, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 0102806367-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 01/3/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 05/8/2016. Trụ sở của EVNFinance Đà Nẵng tại Lô A2.12, đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngành, nghề kinh doanh chính: huy động vốn, cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính...

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh gồm: Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và 01 Phó Giám đốc). Tại Chi nhánh có 02 Ban nghiệp vụ gồm: Ban Kinh doanh và Bộ phận Hỗ trợ tổng hợp. Tổng số cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh: 08 người (trong đó, tiến sĩ: 0, thạc sĩ: 04, đại học: 03, khác: 01).

Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế
Thanh tra yêu cầu EVNFinance và EVNFinance Đà Nẵng khắc phục các tồn tại.

Kết quả thanh tra cho thấy, những mặt mà EVNFinance Đà Nẵng đã làm được như: Nguồn vốn huy động tại EVNFinance Đà Nẵng 100% từ thị trường 1 và chỉ thực hiện huy động vốn các tổ chức kinh tế, không thực hiện huy động vốn cá nhân. Nguồn huy động vốn có sự tăng trưởng qua các thời điểm, tăng 3,86% so với cuối năm 2023, tăng 19,37% so với cuối năm 2024. Các khách hàng huy động kinh doanh lĩnh vực ngành điện chiếm 26,6% và các ngành kinh tế khác như may mặc, khai thác năng lượng... chiếm 73,4% tổng nguồn vốn huy động.

Chất lượng tín dụng: Chi nhánh không có nợ xấu, chỉ có nợ nhóm 2. Tỷ lệ nợ nhóm 2/dư nợ qua các thời điểm: cuối năm 2023: 4%, cuối năm 2024: 0%, 30/4/2025: 15%.

Qua các thời điểm, EVNFinance Đà Nẵng đều hoạt động kinh doanh có lãi.

Qua kết quả thanh tra cho thấy trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội và thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh còn nhiều biến động, EVNFinance Đà Nẵng luôn bám sát và chấp hành tương đối tốt quy định của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ về hoạt động cho vay, bảo lãnh, phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro.

Chất lượng tín dụng đảm bảo, hoạt động kinh doanh có lãi, góp phần hỗ trợ nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Bên cạnh những mặt đã làm được, EVNFinance Đà Nẵng cũng có một số tồn tại, thiếu sót như: Tài sản bảo đảm trong tương lai đã hình thành nhưng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung và tái tục mua bảo hiểm.

Kết luận thanh tra cũng đưa ra các cảnh báo rủi ro gồm: Qua thanh tra có 8 khách hàng cảnh báo rủi ro; trong đó 7 khách hàng nợ nhóm 1, hiện tại khả năng tài chính đáp ứng trả nợ vay và 1 khách hàng nợ nhóm 2.

Yêu cầu chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, thiếu sót, dấu hiệu rủi ro

Thanh tra yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc quy định, quy trình cho vay, đặc biệt cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, giám sát hoạt động, theo dõi dòng tiên và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường xuyên để đưa ra các biện pháp thu hồi nợ nếu khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ khi dự án đầu tư gặp rủi ro trong quá trình hoạt động.

Các tồn tại, thiếu sót của EVNFinance Đà Nẵng chủ yếu xảy ra trong quá trình tác nghiệp, chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm đối với khách hàng vay theo quy định. Những tồn tại, thiếu sót này mức độ không lớn, chưa xảy ra hậu quả và không bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung); do vậy không áp dụng và đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.

Thanh tra đã yêu cầu, kiến nghị, khuyến nghị EVNFinance Đà Nẵng chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, thiếu sót, dấu hiệu rủi ro; đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Để hoạt động của EVNFinance Đà Nẵng được đảm bảo an toàn, hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các quy định trong thời gian tới, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực yêu cầu EVNFinance (đơn vị quản lý trực tiếp EVNFinance Đà Nẵng) thực hiện 1 kiến nghị, EVNFinance Đà Nẵng thực hiện 3 kiến nghị để khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra NHNN yêu cầu EVNFinance Đà Nẵng khắc phục tồn tại, hạn chế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.

Tin mới

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động
Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Sâm Ngọc Linh: Bí ẩn y học từ ngàn đời của người Xơ Đăng
Từ bao đời nay, trong ký ức và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Xơ Đăng, cây sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, là biểu tượng của sự sống, là báu vật của thần rừng. Đây là loài sâm đặc biệt quý hiếm, được coi là “quốc bảo” của ngành dược liệu Việt Nam.