0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/05/2024 06:26 (GMT+7)

Đề xuất 4.300 tỷ đồng đầu tư nút giao, đường nối cao tốc cấp thiết

Theo dõi KT&TD trên

Theo kết quả rà soát, tổng số vốn cần bố trí đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối để phát huy hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc trên cả nước cần hơn 174.500 tỷ đồng.

Đề xuất 4.300 tỷ đồng đầu tư nút giao, đường nối cao tốc cấp thiết
Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc kết nối các tuyến cao tốc theo Công điện số 769/CĐ- TTg ngày 26/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo báo cáo, để phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến cao tốc khi đưa vào khai thác, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, tổng hợp các kiến nghị liên quan đến các tuyến cao tốc đang khai thác, các tuyến đang triển khai xây dựng và các tuyến đang chuẩn bị đầu tư (đã bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện).

Nhu cầu làm đường theo đề xuất của địa phương gần 175.000 tỷ đồng

Theo kết quả rà soát, có 134 kiến nghị của địa phương với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 174.543 tỷ đồng. Trong đó, có 53 kiến nghị liên quan đến nút giao với nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 33.000 tỷ đồng; 81 kiến nghị liên quan đến tuyến kết nối, nhu cầu vốn khoảng hơn 141.500 tỷ đồng.

Cụ thể, đối với các kiến nghị liên quan đến nút giao, có 9 kiến nghị đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai xây dựng.

Có 7 kiến nghị bổ sung nút giao hoặc mở rộng nút giao hiện hữu trên các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, chưa xác định được nguồn vốn đầu tư, gồm: Hà Nam, Nam Định (3 nút giao, tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình); Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi (4 nút giao, tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi).

Có 5 kiến nghị bổ sung nút giao nhưng không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn đường cao tốc, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc gồm: Bắc Giang (1 nút giao, tuyến Bắc Giang - Lạng Sơn); Hải Phòng (1 nút giao, tuyến Hà Nội - Hải Phòng); Quảng Bình (1 nút giao, tuyến Vũng Áng - Bùng); Đà Nẵng (1 nút giao, tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Hậu Giang (1 nút giao, tuyến Cần Thơ - Cà Mau).

Có 32 kiến nghị bổ sung, hoàn thiện nút giao theo quy hoạch. Các kiến nghị đầu tư này thuộc nhiệm vụ chi của cả ngân sách Trung ương và ngân sách được phương, chưa bố trí được nguồn vốn để thực hiện đầu tư.

Nhu cầu vốn đầu tư hoàn thiện các nút giao theo các kiến nghị trên khoảng hơn 33.000 tỷ đồng (gồm ngân sách Trung ương hơn 7.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 25.500 tỷ đồng). Trong đó, khoảng 4.697 tỷ đồng đã được bố trí vốn thực hiện (ngân sách Trung ương 270 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4.427 tỷ đồng), nhu cầu cần bố trí bổ sung khoảng 28.332 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 7.231 tỷ đồng, ngân sách địa phương 21.101 tỷ đồng).

Quá trình tổng hợp cũng có 10 kiến nghị liên quan đến tuyến kết nối đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai xây dựng, gồm: Bắc Giang (1 tuyến nối, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn), Thanh Hóa (3 tuyến nối, cao tốc Mai Sơn - QL45; 2 tuyến nối, cao tốc QL45 - Nghi Sơn), Hà Tĩnh (2 tuyến nối, cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng), Đà Nẵng (1 tuyến nối, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Cần Thơ (1 tuyến nối, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng).

Có 71 kiến nghị đầu tư mới hoặc mở rộng tuyến kết nối gồm: các tuyến cao tốc, quốc lộ; các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Việc đầu tư các tuyến này chưa có trong danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương.

"Nhu cầu vốn đầu tư hoàn thiện các tuyến kết nối theo các kiến nghị khoảng 141.514 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 32.334 tỷ đồng, ngân sách địa phương 109.180 tỷ đồng).Trong đó, có khoảng 16.554 tỷ đồng đã được bố trí (Ngân sách Trung ương 600 tỷ đồng, ngân sách địa phương 15.954 tỷ đồng).

Nhu cầu cần bố trí bổ sung khoảng 124.960 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương 31.734 tỷ đồng, ngân sách địa phương 93.226 tỷ đồng)", Bộ Giao thông vận tải thông tin.

Cân đối hơn 4.300 tỷ đồng đầu tư ngay các nút giao, đường nối cấp thiết

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong điều kiện nguồn vốn nhà nước còn khó khăn, việc cân đối ngay hơn 174.500 tỷ đồng ngân sách Nhà nước để đầu tư hoàn thiện các nút giao, tuyến kết nối là khó khả thi. Trong khi, nguồn lực đang cần ưu tiên đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc 2 làn xe lên 4 làn xe và tập trung hoàn thành mục tiêu 5.000km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Căn cứ các tiêu chí được xây dựng dựa trên sự cần thiết đầu tư, khả năng cân đối vốn, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phân loại đầu tư các nút giao, tuyến kết nối theo 4 nhóm. Nhóm 1 gồm các nút giao, tuyến kết nối đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư hoặc đang triển khai xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác. Nhóm 2 gồm các nút giao, tuyến kết nối có nhu cầu cấp thiết, cần sớm bố trí vốn để đầu tư ngay trong giai đoạn 2021 - 2025.

Nhóm 3 gồm các nút giao, tuyến kết nối cần ưu tiên bố trí vốn để đầu tư trong giai đoạn tiếp theo, trong đó được phân chia theo thẩm quyền đầu tư của Bộ GTVT và địa phương.

Nhóm 4 gồm các nút giao, tuyến kết nối trên các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, khai thác cần được nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn để sớm triển khai đầu tư.

Đánh giá việc xây dựng hệ thống giao thông kết nối là cần thiết để phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến cao tốc, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị lãnh đạo Chính phủ có ý kiến chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan bố trí nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải và 8 địa phương (Cần Thơ, Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc) đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, sớm đưa vào khai thác 9 nút giao, 10 tuyến kết nối đã được bố trí vốn để chuẩn bị đầu tư/đang triển khai xây dựng.

Đối với các nút giao, tuyến kết nối có nhu cầu cấp thiết, cần sớm bố trí vốn để đầu tư ngay trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cân đối khoảng 4.352 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương hàng năm, nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Số vốn này nhằm hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải khoảng 2.075 tỷ đồng đầu tư 8 tuyến kết nối là các quốc lộ (QL19B, QL19C, QL29, QL217, QL217B, QL49, QL10, QL91) và hỗ trợ 8 địa phương (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế) khoảng 2.277 tỷ đồng để đầu tư 2 nút giao, 10 tuyến kết nối.

Với các nút giao, tuyến kết nối cần ưu tiên bố trí vốn để đầu tư trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải rà soát, ưu tiên bố trí hơn 24.800 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư 4 nút giao, 12 tuyến kết nối là quốc lộ, nhánh nối cao tốc (QL9B, QL1, QL47, QL45, QL40B, QL28, QL55, QL70B, QL34B, QL3, 2 nhánh nối trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương).

UBND các tỉnh/thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Tuyên Quang, Đắk Lắk, An Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Vĩnh Long, Hải Phòng, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La rà soát, ưu tiên bố trí khoảng 114.995 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư 26 nút giao, 40 tuyến kết nối.

Đối với các nút giao, tuyến kết nối trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn khoảng hơn 7.000 tỷ đồng để ưu tiên đầu tư 7 nút giao, 1 tuyến kết nối theo kiến nghị của 6 địa phương (Hà Nam, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) trên các tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất 4.300 tỷ đồng đầu tư nút giao, đường nối cao tốc cấp thiết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.
Đất nền có dấu hiệu sốt "nóng" trở lại
Thị trường bất động sản đang chứng kiến những diễn biến phức tạp với làn sóng sôi động trở lại của phân khúc đất nền. Giá đất tại nhiều khu vực đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và người dân vô cùng nhộn nhịp.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.