0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 28/07/2025 11:58 (GMT+7)

Cơn sốt matcha chưa hạ nhiệt: Trà xanh và cuộc chơi cung – cầu thời đại mới

Theo dõi KT&TD trên

Matcha – loại trà xanh dạng bột truyền thống của Nhật Bản đang tạo nên cơn sốt toàn cầu chưa từng có. Từ các video viral trên TikTok đến những ly latte trong quán cà phê, từ nhà hàng cao cấp đến gian bếp gia đình, matcha trở thành biểu tượng của lối sống lành mạnh và gu thẩm mỹ mới.

Tuy nhiên, chính sự bùng nổ này đã đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm, đe dọa nguồn cung vốn đã hạn chế.

Cầu vượt cung – Matcha trở thành "vàng xanh" mới?

Cơn sốt matcha chưa hạ nhiệt: Trà xanh và cuộc chơi cung – cầu thời đại mới - Ảnh 1

Không phải ngẫu nhiên, matcha trở thành cơn sốt sắp toàn cầu. Với màu xanh mướt đặc trưng, vị thanh đắng nhẹ cùng hậu ngọt tinh tế đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt, khiến matcha trở thành biểu tượng của sự tinh tế và lối sống lành mạnh. Đặc biệt, matcha nhanh chóng chiếm lĩnh mạng xã hội, trong đó nổi bật là TikTok – nền tảng vốn là “bệ phóng” cho nhiều xu hướng ẩm thực hiện đại. Hàng triệu video chia sẻ công thức làm matcha latte, bánh matcha, kem matcha... liên tục xuất hiện và thu hút hàng trăm triệu lượt xem. Chính làn sóng lan truyền mạnh mẽ này đã đưa matcha vượt khỏi biên giới ẩm thực truyền thống, trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng, đặc biệt trong giới trẻ toàn cầu.

Sự bùng nổ của ngành du lịch Nhật Bản cũng góp phần đẩy nhu cầu tiêu thụ matcha lên cao chưa từng có. Năm 2024, “đất nước mặt trời mọc” ghi nhận gần 37 triệu lượt khách quốc tế, con số kỷ lục, vượt xa mức đỉnh 31,9 triệu lượt trước đại dịch. Du khách không chỉ tìm đến matcha như một phần trong trải nghiệm văn hóa ẩm thực truyền thống, mà còn muốn mang theo hoặc mua làm quà lưu niệm, quà tặng sức khỏe. Lượng tiêu thụ tăng vọt cả trong nước lẫn quốc tế đã khiến nguồn cung matcha nhanh chóng bị đẩy đến ngưỡng quá tải. Nhiều nhà sản xuất lớn buộc phải tạm ngừng hoặc hạn chế phân phối, đẩy thị trường vào tình trạng “cháy hàng” nghiêm trọng, một hệ quả tất yếu của cơn sốt chưa từng có này.

Trước làn sóng tiêu thụ tăng đột biến, ngay cả những thương hiệu matcha danh tiếng lâu đời cũng rơi vào thế bị động. Vào tháng 10/2024, hai nhà sản xuất lớn là Ippodo và Marukyu Koyamaen đã buộc phải lên tiếng, thông báo tạm ngừng hoặc hạn chế phân phối một số dòng sản phẩm do không thể đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Trên website chính thức, Marukyu Koyamaen cho biết: “Chúng tôi đã nhận được lượng đơn đặt hàng vượt xa dự kiến trong thời gian ngắn. Với quy mô và năng lực sản xuất hiện tại, rất tiếc chúng tôi buộc phải giới hạn cung cấp toàn bộ các dòng matcha.” Động thái này càng làm rõ thực trạng: nguồn cung đang dần cạn kiệt khi matcha trở thành “vàng xanh” giữa cơn sốt toàn cầu.

Matcha được chế biến từ tencha – loại lá trà xanh đặc biệt được che bóng cẩn thận nhiều tuần trước khi thu hoạch. Quy trình này giúp tăng hàm lượng diệp lục, làm dịu vị chát và giữ lại tối đa các dưỡng chất, tạo nên vị ngọt thanh tao đặc trưng của matcha. Tuy nhiên, tencha lại chỉ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng trà của Nhật Bản, khiến nguồn cung vốn đã khiêm tốn càng trở nên khan hiếm khi nhu cầu toàn cầu bùng nổ.

Cơn sốt matcha chưa hạ nhiệt: Trà xanh và cuộc chơi cung – cầu thời đại mới - Ảnh 2

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình hình. Mùa hè năm 2024 được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử Nhật Bản, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều vùng trồng trà. Riêng tại Kyoto, địa phương cung cấp khoảng 1/4 sản lượng tencha cả nước trong đợt nắng nóng gay gắt đã khiến năng suất vụ thu hoạch tháng 4–5/2025 sụt giảm mạnh, tạo thêm áp lực lên chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng. “Năm nay tôi chỉ thu được khoảng 1,5 tấn, giảm 25% so với thông thường,” ông Masahiro Yoshida, một nông dân trồng trà ở Kyoto, chia sẻ. “Cây trà bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiệt độ cao.”

Theo Hiệp hội Trà Nhật Bản Toàn cầu, giá tencha vào cuối tháng 4/2025 đã đạt trung bình 8.235 yen/kg, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, đà tăng giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

"Cốc trà sức khỏe" có đang trở nên xa xỉ?

Không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc bắt mắt và hương vị thanh đắng độc đáo, matcha còn được tôn vinh như một “siêu thực phẩm” với loạt lợi ích cho sức khỏe: giàu chất chống ôxy hóa, hỗ trợ tim mạch, kiểm soát cân nặng và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý mạn tính. Một số nghiên cứu thậm chí cho thấy matcha có khả năng tăng cường cơ chế bảo vệ tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.

Tuy nhiên, khi nguồn cung eo hẹp và giá cả ngày càng leo thang, câu hỏi được đặt ra là: Liệu matcha có còn là thức uống phổ thông dành cho số đông, hay đang dần trở thành món đồ xa xỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu?

Dù vậy, đằng sau cơn sốt này là một tín hiệu tích cực rằng người tiêu dùng toàn cầu đang dịch chuyển mạnh mẽ về phía những sản phẩm tự nhiên, lành mạnh và mang giá trị văn hóa sâu sắc. Song để làn sóng matcha không chỉ là một trào lưu nhất thời, mà trở thành xu hướng bền vững, Nhật Bản cần nhanh chóng giải bài toán phát triển nông nghiệp thích ứng khí hậu, bảo tồn giống trà quý, và duy trì tinh thần trà đạo truyền thống trong guồng quay hiện đại.

Bạn đang đọc bài viết Cơn sốt matcha chưa hạ nhiệt: Trà xanh và cuộc chơi cung – cầu thời đại mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xe máy điện cháy hàng sau lộ trình cấm xe xăng
Những ngày gần đây, lượng khách quan tâm đến các loại xe máy xăng giảm mạnh, trong khi xe máy điện của nhiều hãng cháy hàng. Hãng xe, đại lý cũng đang triển khai nhiều hình thức để kích cầu xe điện.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Tin mới

Vì sao trạm dừng nghỉ cao tốc chậm tiến độ?
Chỉ còn 5 tháng nữa là đến hạn hoàn thành, nhưng nhiều trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông vẫn đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính được xác định là do chậm bàn giao mặt bằng và những thay đổi liên quan đến cơ chế, chính sách.
Xu hướng số hóa quản lý tài sản ở các tập đoàn lớn
Tài sản trong doanh nghiệp vốn rất đa dạng, quản lý tài sản chính là để tối ưu giá trị sử dụng và tạo giá trị cho tài sản. Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý tài sản ở các tập đoàn đa ngành đang dần được số hóa, giúp tối ưu vòng đời, tối ưu hiệu suất.
Thị trường trà hữu cơ Mỹ: Cơ hội phát triển và Những thách thức cần vượt qua
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu hướng sống lành mạnh và tiêu dùng có trách nhiệm đã khiến thị trường trà hữu cơ tại Mỹ tăng trưởng ấn tượng. Nhưng phía sau ánh hào quang của sự bùng nổ ấy là không ít thách thức, đòi hỏi ngành công nghiệp này phải thích ứng linh hoạt nếu muốn phát triển bền vững.