0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 17/05/2024 06:48 (GMT+7)

Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp

Theo dõi KT&TD trên

Đồ uống, thực phẩm là ngành rất phát triển ở Việt Nam nhưng cạnh tranh cao. Vì thế, khi mở quán ăn, nhà hàng thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nắm rõ thủ tục, mã ngành, công tác thuế để kinh doanh thuận lợi, hợp pháp.

Hộ kinh doanh ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín, tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin, bếp ăn tập thể. Hộ kinh doanh ăn uống sẽ chỉ được sử dụng dưới 10 lao động và phải đảm bảo đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ về thuế đối với hộ kinh doanh.

Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp...Ảnh minh họa -IT
Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp...Ảnh minh họa -IT

Theo đó, các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp lệ phí môn bài; cụ thể mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như:

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Trường hợp đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP như sau:

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định; hộ gia đình sản xuất muối, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn lệ phí môn bài cho năm mới ra hoạt động. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài trong năm đó.

Một hộ kinh doanh đồ uống, thực phẩm mang đi (có địa chỉ tại Huế) truy thu thuế Tiểu mục 1003: Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân và Tiểu mục 1701: Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước (gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí). Tổng mức 15.120.000 triệu đồng/năm
Một hộ kinh doanh đồ uống, thực phẩm mang đi (có địa chỉ tại Huế) truy thu thuế Tiểu mục 1003: Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân và Tiểu mục 1701: Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước (gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí). Tổng mức 15.120.000 triệu đồng/năm

Thuế giá trị gia tăng

Thuế hộ kinh doanh ăn uống là 3%. Số thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT (3%). Trong đó, doanh thu tính thuế GTGT bao gồm thuế của toàn bộ tiền từ dịch vụ cung ứng trong kinh doanh nhà hàng.

Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

Thuế thu nhập cá nhân

Đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc ngành nghề dịch vụ có gắn với hàng hóa có thuế suất 1,5%. Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN (1,5%)./.

Bùi Quốc Dũng

Bạn đang đọc bài viết Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.