0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 17/12/2024 16:20 (GMT+7)

10 thương vụ M&A bất động sản nổi bật năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận nhiều thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) giá trị lớn, đánh dấu sự thay đổi quan trọng của nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp. Cùng VietnamFinance nhìn lại 10 thương vụ nổi bật nhất.

Vingroup thoái 100% vốn tại công ty sở hữu Vincom Retail

“Bom tấn” chuyển nhượng trong năm gọi tên Vingroup và Vincom Retail. Tập đoàn tư nhân số 1 Việt Nam, tính đến quý III/2024, đã hoàn tất việc bán 100% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI. SDI là đơn vị sở hữu trên 99% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Kinh doanh thương mại Sado và Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail với tỷ lệ sở hữu 41,5%.

Giao dịch này giúp Vingroup thu về 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,54 tỷ USD). Sau chuyển nhượng, Vingroup vẫn còn sở hữu hơn 18% Vincom Retail.

Các doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp tại SDI từ Vingroup là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh NP, Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh vàpPhát triển Emerald, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Falcon, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh và phát triển Thiên Phúc.

Đây là những doanh nghiệp có liên hệ với tập đoàn đa ngành Berjaya Corporation Berhad của Malaysia.

Bitexco bán công ty sở hữu dự án Saigon Glory

Tháng 10/2024, Tập đoàn Bitexco chính thức chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Saigon Glory (chủ đầu tư dự án One Central HCM) cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.

One Central HCM là một dự án phức hợp rộng 8.600 m2 nằm tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP. HCM) với 4 mặt tiền: Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.

10 thương vụ M&A bất động sản nổi bật năm 2024

Trước đây, Bitexco đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo cho 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.

Sau thoái vốn, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025. Còn Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.

Becamex IDC bán dự án Tân Thành Bình Dương

Thương vụ này được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận vào cuối năm 2023 và thực hiện trong năm 2024.

Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị và nhà ở Tân Thành Bình Dương cho Công ty TNHH Sycamore thuộc CapitaLand - một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất của châu Á, có trụ sở chính tại Singapore.

Giá trị thương vụ theo công bố của Avison Young lên tới 553 triệu USD (khoảng 13.8000 tỷ đồng).

Keppel bán 70% vốn công ty chủ đầu tư dự án Saigon Sport City

Keppel – tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore, thông qua công ty con là Jencity đang tiến hành thoái 70% vốn tại Công ty TNHH Saigon Sport City – chủ đầu tư dự án cùng tên quy mô 64ha, tổng mức đầu tư 500 triệu USD, tại TP. Thủ Đức, TP. HCM, vốn đã chậm tiến độ trong 6 năm qua.

Tổng giá trị thương vụ được cho là dao động trong khoảng 344 - 391 triệu đô la Singapore (tương đương 6.500 - 7.450 tỷ đồng). Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH HTV Đại Phước (sẽ mua 35%) và Công ty Cổ phần Bất động sản Vinobly (sẽ mua 35%).

Bên cạnh thương vụ trên, một diễn biến đáng chú ý khác liên quan đến Keppel cũng diễn ra. Cụ thể, công ty Nhật Bản Toshin Development (thành viên Takashimaya Group) sẽ chi khoảng 46,4 triệu USD để mua gần 46,4 triệu cổ phiếu phổ thông mới của Himawari VNSC3 Pte Ltd – công ty con của Công ty Saigon Centre Investment Ltd.

Himawari VNSC3 Pte Ltd đang nắm giữ cổ phiếu ưu đãi loại C tại Keppel Land Limited và Krystal Investment Pte Ltd – 2 công ty đang nắm giữ lần lượt 68% và 16% tại Công ty TNHH Keppel Land Watco-IV và Công ty TNHH Keppel Land Watco-V – những công ty đang nắm quyền sử dụng đất đối với dự án Saigon Centre giai đoạn 3.

10 thương vụ M&A bất động sản nổi bật năm 2024

Novaland bán Công ty Huỳnh Gia Huy

Quý II/2024, Novaland đã công bố thương vụ gây “sốc” khi chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Cổ phần Huỳnh Gia Huy với giá trị chỉ 1,9 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng này không bao gồm giá trị các tài sản tiện ích và các nghĩa vụ nợ tồn đọng.

Sau chuyển nhượng, Novaland ghi nhận khoản lỗ lên tới 797 tỷ đồng do chênh lệch giữa tổng giá trị chuyển nhượng và giá trị ghi sổ tài sản thuần. Trước đó, năm 2019, Novaland đã mua lại 99,8% cổ phần Huỳnh Gia Huy và ghi nhận khoản lãi tài chính từ giao dịch mua rẻ trị giá 271 tỷ đồng.

Huỳnh Gia Huy có vốn điều lệ 725 tỷ đồng, là chủ đầu tư dự án NovaHills Mũi Né tại Phan Thiết. Dự án này có quy mô 44ha, bao gồm 609 căn biệt thự nghỉ dưỡng và 17 nhà phố thương mại.

Được biết, Novaland là đơn vị hoạt động năng nổ trên thị trường M&A năm 2024 khi liên tục chào bán tài sản.

Nam Long bán 25% vốn dự án Paragon Đại Phước

Tháng 6/2024, Nam Long đã hoàn tất việc chuyển nhượng 25% vốn tại dự án Nam Long Đại Phước (Paragon Đại Phước, quy mô 45 ha) cho đối tác chiến lược Nhật Bản Nishi Nippon Railroad. Thương vụ trị giá 662 tỷ đồng (tương đương 26 triệu USD), ước tính giúp Nam Long có lãi khoảng 200 tỷ đồng.

Dự án Paragon Đại Phước nằm tại đảo Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, là một phần dự án đảo Đại Phước do DIC Group làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư của Paragon Đại Phước là Công ty TNHH Paragon Đại Phước - liên danh giữa Nam Long và Nishi Nippon Railroad (thuộc Nishitetsu - tập đoàn đa ngành các lĩnh vực bất động sản, khách sạn, giao thông, logistic với hơn 100 năm kinh nghiệm ở Nhật Bản).

Hiện, Paragon Đại Phước đã hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng, được duyệt quy hoạch 1/500, cũng như đóng tiền sử dụng đất và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo kế hoạch, dự án này sẽ phát triển hàng trăm sản phẩm, chủ yếu là biệt thự song lập và đơn lập cao cấp.

Kim Oanh góp gạo thổi cơm chung với 3 đối tác Nhật Bản

Tháng 6/2024, Kim Oanh Group đã kí kết hợp tác ba tập đoàn: Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi, NTT Urban Development (của Nhật Bản) để phát triển dự án Một Thế Giới - The One World tại Bình Dương.

Dự án có quy mô gần 50ha, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, sản phẩm chính bao gồm shophouse, nhà phố liền kề, biệt thự compound và căn hộ.

Theo thỏa thuận ký kết, cấu trúc hợp tác của dự án được chia theo tỷ lệ: Kim Oanh Group chiếm 51% cổ phần; 3 đối tác Nhật Bản chiếm 49% cổ phần. Riêng AEON Việt Nam sẽ phát triển và vận hành một trung tâm thương mại cao cấp quy mô lớn ngay trong khu đô thị The One World.

Văn Phú chuyển nhượng Vlasta Sầm Sơn, The Terra Bắc Giang

Quý I/2024, Văn Phú Invest đã tiến hành chuyển nhượng Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Hùng Sơn – chủ đầu tư dự án Vlasta Sầm Sơn tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Thương vụ này là yếu tố chính giúp Văn Phú ghi nhận khoản lãi sau thuế 70 tỷ đồng trong quý I/2024.

Đến tháng 8/2024, Văn Phú Invest tiếp tục chuyển nhượng một phần dự án The Terra - Bắc Giang (tại phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho Công ty Cổ phần New Goldsun. Dự án The Terra Bắc Giang có quy mô 4,5ha, bao gồm 2 khu sản phẩm. Một là khu biệt thự có diện tích 28.182m2, gồm 66 căn biệt thự đơn lập có chiều cao 3 tầng, mật độ xây dựng 50%. Hai là khu nhà ở hỗn hợp, thương mại cao tầng và liền kề thấp tầng.

Khang Điền thâu tóm Công ty Lộc Minh

Cuối năm 2023, Khang Điền thông qua chủ trương cho phép Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Saphire (công ty con do Khang Điền sở hữu 99,9% vốn) nhận chuyển nhượng cổ phần 99% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Lộc Minh. Tổng giá trị nhận chuyển nhượng 350 tỷ đồng. Trong năm 2024, thương vụ này đã được hoàn tất.

Lộc Minh hiện là chủ đầu tư dự án khu nhà ở cao tầng Công ty Lộc Minh, diện tích 1,9ha tại phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

Mapletree mua 2 bất động sản công nghiệp

Bên cạnh các thương vụ ở lĩnh vực nhà ở, nghỉ dưỡng, mặt bằng bán lẻ, phân khúc bất động sản công nghiệp cũng ghi nhận nhiều thương vụ đáng chú ý. Nổi bật là vào tháng 3/2024, Mapletree Logistics Trust – một quỹ đầu tư đến từ Singapore – đã chi 68,4 triệu SGD (hơn 50 triệu USD) để mua lại hai nhà kho hạng A tại Bình Dương và Hưng Yên, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, vào tháng 7/2024, Daiwa House Logistics Trust hoàn tất thương vụ mua lại dự án D Project Tan Duc 2 tại Long An với giá 26,5 triệu USD, đánh dấu lần đầu tiên quỹ tín thác này sở hữu bất động sản tại Việt Nam.

Một thương vụ đáng chú ý khác là Great Master – công ty Singapore, hồi tháng 8/2024 đã mua 20% vốn của Công ty Cổ phần Trung Khởi – chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Triệu Phú (tại Quảng Trị) có tổng vốn đầu tư 4.533 tỷ đồng.

***

Như vậy, có thể thấy, trong năm 2024, thị trường M&A bất động sản Việt Nam diễn ra khá sôi động, trên nhiều phân khúc, nhiều địa bàn. Cuộc chơi này ghi nhận dấu ấn quan trọng của khối ngoại với tư cách bên mua, đồng thời cũng cho thấy những biểu hiện “lạ”, như tình trạng “cá bé nuốt cá lớn” tại Saigon Sport City.

Dù vậy, thị trường vẫn còn chưa xuất hiện nhiều những thương vụ “khủng”, do tính chất phức tạp của các thoả thuận này. Dự báo trong năm 2025, thị trường M&A bất động sản có thể “bùng nổ” mạnh mẽ hơn, khi các thương vụ lớn được chốt và công bố ra thị trường.

Vĩnh Chi

Bạn đang đọc bài viết 10 thương vụ M&A bất động sản nổi bật năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.