0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 08/08/2023 08:28 (GMT+7)

Yêu cầu tập trung nguồn lực để hoàn thiện 2 dự án Luật quan trọng

Theo dõi KT&TD trên

Đó là kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để chuẩn bị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong tháng 8/2023 và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Yêu cầu tập trung nguồn lực để hoàn thiện 2 dự án Luật quan trọng
Hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, rà soát kỹ lưỡng từng điều khoản của dự thảo Luật, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm tiến độ và chất lượng, cụ thể:

Thứ nhất, tổng hợp báo cáo Chính phủ đầy đủ, phân tích đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề bất cập do các quy định hiện hành và thực tiễn đặt ra về lĩnh vực nhà ở và kinh doanh bất động sản, làm rõ việc sửa đổi, bổ sung sẽ tháo gỡ các vướng mắc của thị trường nhà ở và kinh doanh bất động sản, như: Cơ cấu thị trường không hợp lý, nhất là đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; giá cả chưa phù hợp với nhu cầu, thu nhập của người dân; thông tin thiếu minh bạch; huy động vốn, tín dụng bất động sản còn hạn chế, nhiều rủi ro; tranh chấp, khiếu kiện về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người dân trong giao dịch bất động sản tăng lên...

Công tác quản lý Nhà nước còn bất cập về: Cơ chế phát triển nhà ở bền vững, bảo vệ môi trường, thiếu chính sách đồng bộ với phát triển giao thông, năng lượng, nhất là tại khu vực đô thị, thiếu chính sách điều tiết thị trường phù hợp, linh hoạt trong từng thời kỳ; giao dịch phi chính thức không có sự quản lý của Nhà nước, thất thu thuế và ngân sách Nhà nước...

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chính sách nhà ở và kinh doanh bất động sản; cần bổ sung đánh giá tác động, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn của các đề xuất chính sách; bảo đảm quyền có nhà ở của người dân theo quy định của Hiến pháp; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân và lợi ích lâu dài của Nhà nước; rà soát chặt chẽ, không để sơ hở, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật.

Thứ ba, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm giải quyết toàn diện các bất cập chưa được khắc phục về thị trường nhà ở và bất động sản; bảo đảm kế thừa những vấn đề đã chín, đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp; bảo đảm đúng trọng tâm, đúng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án Luật, các chính sách cần tạo ra động lực phát triển mới, bảo đảm tính khả thi của các chính sách.

Bên cạnh đó, cần rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến dự thảo Luật, bảo đảm tính nhất quán về chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Ngoài ra phải quy định đầy đủ điều khoản chuyển tiếp, không để khoảng trống pháp lý về các vấn đề phát sinh trong tiễn nhưng chưa có quy định điều chỉnh. Các quy định có liên quan đến các luật khác cần làm rõ điều khoản áp dụng pháp luật, phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải rà soát, hoàn thiện quy định về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương theo hướng tăng cường phân cấp, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; các quy định về tiêu chí định lượng cụ thể (về điều kiện kinh doanh bất động sản, đặt cọc, thanh toán, thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính…) cần linh hoạt trong từng thời kỳ, phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính ổn định của Luật.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục thảo luận kỹ trong Ban soạn thảo; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm đúng quy định về trình tự, thủ tục và bảo đảm chất lượng của các dự án Luật.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc báo cáo đầy đủ nội dung giải trình, quan điểm đề xuất tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo Luật; bổ sung đánh giá tác động đối với của các nội dung mới so với dự thảo Luật mà Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, báo cáo Chính phủ theo quy định về Kỳ họp Quốc hội và Quy chế làm việc của Chính phủ.

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu tập trung nguồn lực để hoàn thiện 2 dự án Luật quan trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.