0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 07/06/2024 07:09 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ

Theo dõi KT&TD trên

Với việc nhiều thỏa thuận, nghị định thư xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản, đặc biệt là trái cây của Việt Nam vào các thị trường trên thế giới đã mở ra cơ hội tăng giá trị xuất khẩu lên gấp nhiều lần, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.

Sơ chế sầu riêng xuất khẩu. Ảnh minh hoạ
Sơ chế sầu riêng xuất khẩu. Ảnh minh hoạ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiết lập mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói giúp sản xuất theo nhu cầu thị trường và nâng cao uy tín nông sản Việt Nam. Hiện có 56 địa phương đã cấp 7.344 mã số vùng trồng và 1.629 mã số cơ sở đóng gói cho xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, … Mỗi lần mở cửa thị trường mới, nông sản Việt Nam có thêm dấu mốc quan trọng. Nếu sầu riêng đông lạnh được cấp phép xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng mạnh. Khi đã mở thêm được nhiều thị trường và có các chính sách thúc đẩy hỗ trợ sẽ tạo ra bước đột phá cho hoạt động xuất khẩu. Nỗ lực đó đã được phản ảnh qua kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản những năm qua, đặc biệt 4 tháng đầu năm khi các thị trường đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang châu Mỹ tăng 24,6%, châu Phi tăng 33,3%, châu Á tăng 19,8%, châu Âu tăng 38,6 và châu Đại Dương tăng 26%. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu của các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 25,7%, Trung Quốc tăng 15,1% và Nhật Bản tăng 9,6%.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thành tích của xuất khẩu nông sản, điển hình rau quả cho thấy, mỗi lần mở cửa được thị trường cho một sản phẩm thì nông sản sẽ có một dấu mốc mới. Nếu sầu riêng đông lạnh Việt Nam được cấp phép, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục bứt phá.

Bà Đoàn Thùy Giang, Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần Tập đoàn Vĩnh Khang, đã chia sẻ rằng doanh nghiệp đã hoàn tất chuẩn bị các điều kiện để tham gia xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc. Với sự áp dụng kỹ thuật dải vụ và tính chất phân bố mùa vụ ở các vùng, Việt Nam gần như có thể cung cấp sầu riêng quanh năm.

Để đưa những cơ hội này đến cho các doanh nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) liên tục hợp tác với Cục Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) để kiểm tra, đánh giá và cấp mã số cho các vùng trồng và cơ sở đóng gói các loại quả tươi đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, các nghị định thư về xuất khẩu các loại trái cây vào Trung Quốc được thảo luận và thực hiện tích cực, đặc biệt là với các sản phẩm ưu tiên.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, thành công mở cửa thị trường cho mỗi nông sản cũng cho thấy sự chấp nhận, tin tưởng của thị trường quốc tế đối với nông sản Việt. Trong số đó, Trung Quốc - một thị trường lớn trong lĩnh vực trái cây, là đối tác quan trọng, mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Các loại trái cây có giá trị cao nhất thị trường này nhập khẩu (theo thứ tự giảm dần) là: sầu riêng tươi, anh đào tươi, sầu riêng đông lạnh, chuối, măng cụt và dừa. Sáu loại trái cây này chiếm 76% giá trị nhập khẩu trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.

Chỉ tính riêng sầu riêng, năm 2023 Trung Quốc nhập khẩu 6,72 tỷ USD (tăng 66% so với năm 2022). Sau khi tiếp cận thị trường chính thức vào Trung Quốc vào tháng 7/2022, sầu riêng tươi Việt Nam nhanh chóng chiếm khoảng 35% thị phần, khiến thị phần sầu riêng tươi của Thái Lan giảm mạnh từ 95% xuống 65%.

Tín hiệu tích cực từ việc mở cửa thị trường đã kích thích các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng thành công quy trình kỹ thuật rải vụ. Hiệu quả kinh tế của rải vụ đối với các loại cây ăn quả như thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn đã tăng từ 1,5 đến 2 lần. Cục Bảo vệ thực vật đang hợp tác chặt chẽ với các địa phương để mở rộng số lượng và diện tích mã số vùng trồng, cũng như số lượng cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Đồng thời, giám sát đảm bảo rằng các vùng trồng và cơ sở đóng gói duy trì các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Rau quả như sầu riêng, nhãn, vải, xoài, thanh long, dừa, chuối, dứa, chanh leo ngày càng được các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU ưa chuộng. Tuy nhiên, việc đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật để đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng để được thị trường tiếp nhận.

Các chuyên gia nhận định: Hàng nông sản được đánh giá là nhóm hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Có những sản phẩm phải mất hơn chục năm đàm phán để cơ quan chức năng hai nước đi đến thoả thuận chung hay nghị định thư. Nhiều nông sản; trong đó đặc biệt là trái cây để mở cửa được thị trường sẽ phải trải qua nhiều cuộc đàm phán kỹ thuật rất chặt chẽ, kỹ lưỡng bởi hai bên phải thông qua các biện pháp phân tích nguy cơ dịch hại.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: Văn phòng luôn cập nhật hàng ngày, định kỳ hàng tháng, quý các thông báo, hay dự thảo sẽ thay đổi về những quy định trong về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) của các thị trường tới các doanh nghiệp trong nước. Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt sớm nhất những thay đổi của thị trường xuất khẩu và có kế hoạch ứng phó kịp thời, tránh rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, Văn phòng SPS Việt Nam cũng kịp thời xử lý phản ánh, vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục trong quá trình xuất khẩu nông sản thực phẩm; hay phản hồi ngay những quy định mà các thị trường đề xuất áp dụng nhưng bất hợp lý với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mỗi năm, có trên 1.000 thông báo về các dự thảo quy định mới, các thay đổi về biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật của thành viên WTO.

Theo ông Ngô Xuân Nam, số lượng thông báo ngày càng tăng và đòi hỏi cao hơn chứng tỏ thị trường thế giới đang rất quan tâm tới chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng mạnh và động thái của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu tín dụng gia tăng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ một cách linh động, nhằm giúp ổn định thanh khoản hệ thống.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.