0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/02/2025 16:32 (GMT+7)

Trả hồ sơ vụ Chủ tịch Công ty Nhật Nam lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định trả hồ sơ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP đầu tư thương mại BĐS Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) cho Công an thành phố Hà Nội để làm rõ một số nội dung liên quan.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã hoàn tất điều tra, đồng thời đề nghị truy tố bị can Vũ Thị Thúy (Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nhật Nam) và 5 bị can liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 5 bị can khác về cùng tội danh gồm: Trần Thiện Tâm (Giám đốc Công ty Nhật Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh), Trịnh Văn Tôn, Nguyễn Công Sơn, Phạm Văn Tuyên, Nguyễn Văn Minh (đều là Thành viên Ban chiến lược Công ty Nhật Nam).

Trả hồ sơ vụ Chủ tịch Công ty Nhật Nam lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng
Bị can Vũ Thị Thúy trước khi bị bắt.

Theo kết luận điều tra, tháng 7/2019, bị can Vũ Thị Thúy thành lập Công ty Nhật Nam có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng thực tế không có vốn góp.

Sau khi thành lập doanh nghiệp và để có tiền sử dụng cá nhân, bị can Thúy đã quảng bá về hoạt động của Công ty Nhật Nam, đồng thời mời gọi nhà đầu tư cùng tham gia hợp tác kinh doanh.

Theo đó, Vũ Thị Thúy quảng bá Công ty Nhật Nam đã mua nhiều bất động sản trên khắp cả nước, có giá trị lớn, được dùng để đảm bảo cho các hợp đồng hợp tác kinh doanh ký với nhà đầu tư. Công ty còn đầu tư các dự án, kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả. Nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh sẽ được chia lợi nhuận từ các hoạt động trên.

Ngoài ra, hằng tháng hoặc nhân các dịp sự kiện thành lập công ty, lễ, Tết, Thúy còn đưa ra các chính sách tặng thưởng như tặng voucher, tặng vàng, tặng vé du lịch, tặng tiền vào giá trị hợp đồng… Với hợp đồng trị giá 5 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận cổ đông chiến lược, được trả cổ tức 3 tháng/lần.

Các chính sách này được đưa ra trong thời gian ngắn từ 10-30 ngày, tạo tâm lý muốn ký hợp đồng ngay cho nhà đầu tư để không bỏ lỡ ưu đãi, không có nhiều thời gian cân nhắc, suy nghĩ.

Với thủ đoạn nêu trên, từ tháng 7/2019 - 6/2023, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo 25.925 cá nhân, ký 43.314 hợp đồng hợp tác kinh doanh, thu hơn 9.113 tỷ đồng. Chủ tịch Công ty Nhật Nam sử dụng hơn 4.297 tỷ đồng để trả tiền gốc, lãi cho chính các nhà đầu tư. Số tiền còn lại 4.816 tỷ đồng, Thúy chiếm đoạt và sử dụng cá nhân, đến nay không còn khả năng chi trả.

Đối với 5 bị can là Trần Thiện Tâm, Trịnh Văn Tôn, Phạm Văn Tuyên, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Công Sơn, Cơ quan điều tra cho rằng, những người này không biết cụ thể việc Công ty Nhật Nam đầu tư các dự án và hoạt động kinh doanh như thế nào, có lãi ra sao.

Để được hưởng lợi tiền hoa hồng, tiền thưởng do bà Thúy trả, các bị can đã quản lý, đào tạo, hướng dẫn đội ngũ nhân viên sale gặp gỡ, giới thiệu, quảng cáo cho nhà đầu tư thông tin sai sự thật về việc Công ty Nhật Nam có nhiều bất động sản, có nhiều dự án lớn, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao, dùng để trả tiền gốc, lãi cho các nhà đầu tư với lãi suất 34-46%/năm.

Các đối tượng trực tiếp thuyết minh, quảng cáo về những nội dung trên tại nhiều hội thảo, sự kiện để các nhà đầu tư tin tưởng, ký hợp đồng, nộp tiền vào Công ty Nhật Nam, giúp sức cho bà Thúy chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của nhiều nhà đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết Trả hồ sơ vụ Chủ tịch Công ty Nhật Nam lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng đồ uống healthy: Chìa khóa mới cho ngành F&B Việt
Xu hướng đồ uống healthy đang ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam. Với sự kết hợp giữa sức khỏe và sự sáng tạo trong sản phẩm, ngành F&B Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
Kinh doanh đa cấp: Cần một hành lang pháp lý vững chãi và sự giám sát nghiêm minh
Quyết định chấn chỉnh hoạt động KD theo phương thức đa cấp của Bộ Công Thương, thể hiện qua Văn bản số 2624, không chỉ là một phản ứng kịp thời trước những diễn biến tiêu cực mà còn là một động thái cần thiết để tái định vị vai trò của mô hình kinh doanh này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.