0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 18/02/2025 13:59 (GMT+7)

Cẩn trọng với lừa đảo đặt tour du lịch trực tuyến

Theo dõi KT&TD trên

Theo thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch), thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch đang gia tăng đáng báo động, đặc biệt là hình thức đặt phòng, book tour qua mạng.

Điều đáng lo ngại là các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi với nhiều chiêu thức mới, khiến nhiều người dân sập bẫy và thiệt hại hàng tỷ đồng.

Mới đây, một nạn nhân tại Hải Phòng đã bị lừa mất số tiền lên đến hàng tỷ đồng khi đặt tour du lịch Tết qua mạng xã hội. Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo vô cùng tinh vi, bắt đầu từ việc giả mạo fanpage của các công ty du lịch uy tín, chào mời các gói tour giá hấp dẫn và tương tác rất chuyên nghiệp với khách hàng.

Điển hình như trường hợp nạn nhân vừa chia sẻ, khi có nhu cầu đặt tour du lịch Tết, người này đã chủ động tìm kiếm và liên hệ qua fanpage "Minawa Kênh gà Resort & Spa Ninh Bình" được cho là của công ty du lịch uy tín. Với thái độ phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình, đối tượng lừa đảo đã nhanh chóng tạo được lòng tin với nạn nhân. Ban đầu, họ yêu cầu chuyển tiền đặt cọc như thông thường. Tuy nhiên, ngay sau khi nạn nhân chuyển tiền thành công, đối tượng lại viện cớ do nạn nhân "không ghi nội dung chuyển khoản" nên hệ thống không thể tự động xác nhận đơn đặt phòng và yêu cầu chuyển khoản lại.

Cẩn trọng với lừa đảo đặt tour du lịch trực tuyến
Ngoài những tên tuổi, thương hiệu công ty lữ hành được cấp phép mỗi năm đưa hàng trăm ngàn khách vào Việt Nam du lịch và đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, du khách cẩn trọng với các trò mời gọi online. (Ảnh du khách quốc tế thyam quan, trải nghiệm sản phẩm truyền thống Việt Nam)

Sau khi nạn nhân đã chuyển khoản lần thứ hai, đối tượng lừa đảo tiếp tục giăng bẫy bằng cách hứa hoàn trả phần tiền thừa, tạo vỏ bọc uy tín và đạo đức. Để nhận lại tiền, nạn nhân được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng kèm tên và số điện thoại. Tiếp đó, đối tượng gửi hình ảnh "Giao dịch không thành công" và yêu cầu nhập mã xác thực VNPay để nhận tiền bồi thường. Điều đáng nói, mã xác thực này chính là số tiền mà đối tượng muốn rút từ tài khoản nạn nhân.

Với chiêu thức "tiền đang treo trên hệ thống", đối tượng lừa đảo đã đánh vào tâm lý lo lắng của nạn nhân, khiến họ liên tục nhập các mã số được cung cấp với hy vọng lấy lại được tiền. Mỗi mã số này tương ứng với một số tiền ngày càng lớn bị chuyển đi. Khi đạt được mục đích, đối tượng lập tức đóng tài khoản Facebook và chuyển tiền sang tài khoản ở nước ngoài.

Theo các chuyên gia trong ngành du lịch, kẻ gian thường lập các trang web có tên miền gần giống với các công ty du lịch uy tín, chỉ khác một vài ký tự hoặc sử dụng các đuôi miền lạ như .cc, .xyz, .tk. Đặc biệt, chúng còn tạo các fanpage giả mạo với logo và hình ảnh được copy từ các công ty du lịch lớn, thậm chí còn đánh cắp thông tin của nhân viên thật để tạo niềm tin với khách hàng.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Bẩy - Phó Giám đốc Vietravel Hà Nội cho biết, gần đây, công ty đã ghi nhận không ít trường hợp khách hàng liên hệ phản ánh bị lừa đảo khi mua tour qua các hội nhóm trực tuyến, nhầm tưởng rằng mình đang làm việc với các nhân viên bán hàng của Vietravel. Các đối tượng này sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để mạo danh công ty, gây thiệt hại lớn cho khách hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty.

Theo ông Phạm Văn Bẩy, hiện nay, kẻ gian chủ yếu sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi có thể kể đến như, bán giá tour quá “tốt” hoặc khuyến mại “không tưởng”. Một trong những dấu hiệu phổ biến của hành vi lừa đảo là quảng cáo các tour với mức giá quá thấp so với thị trường, kèm theo các ưu đãi bất thường. Khách hàng cần cẩn thận với những lời mời gọi này và nên kiểm tra kỹ nguồn gốc của dịch vụ trước khi quyết định đặt tour.

Ngoài ra, một hình thức dễ dàng nhận biết lừa đảo đó là kẻ gian yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản cá nhân. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của hành vi lừa đảo. Các công ty du lịch không bao giờ yêu cầu khách hàng thanh toán qua tài khoản cá nhân mà luôn sử dụng các phương thức thanh toán chính thức. Khách hàng nên xác minh lại thông tin tài khoản thanh toán trực tiếp với công ty để đảm bảo tính an toàn.

Bên cạnh đó, thông tin liên lạc của nhân viên không rõ ràng. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các số điện thoại hoặc email không chính thức, không có địa chỉ văn phòng rõ ràng. Khách hàng nên cẩn trọng và luôn kiểm tra thông tin liên hệ của công ty trước khi tiến hành giao dịch. Đặc biệt, Phó Giám đốc Vietravel Hà Nội cũng lưu ý khách hàng phải yêu cầu cung cấp hóa đơn hoặc hợp đồng rõ ràng.Bởi các giao dịch mập mờ, không có giấy tờ hợp pháp, là dấu hiệu rõ ràng của hành vi lừa đảo. Nếu nhân viên bán tour từ chối cung cấp các thông tin chi tiết hoặc hợp đồng cụ thể, khách hàng nên ngừng giao dịch ngay lập tức.

“Việc mạo danh các công ty du lịch uy tín để lừa đảo khách hàng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của du khách, mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về niềm tin. Du khách khi gặp phải tình trạng này có thể không chỉ mất tiền, mà còn gặp rủi ro về an toàn trong suốt chuyến đi, khi họ sử dụng các dịch vụ không được đảm bảo. Không chỉ vậy, các hành vi lừa đảo này còn gây thiệt hại cho ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp chân chính nói riêng, làm suy giảm lòng tin của khách hàng đối với các dịch vụ du lịch chính thống”, ông Phạm Văn Bảy nhận định.

Trước tình hình này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa ban hành văn bản số 253/CDLQGVN-QLLT về việc tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, người dân được khuyến cáo chỉ nên đặt dịch vụ qua các website, fanpage chính thức của đơn vị kinh doanh du lịch được cấp phép hoặc qua các nền tảng đặt dịch vụ có uy tín.

Để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin đơn vị cung cấp dịch vụ trước khi đặt cọc và thanh toán, đồng thời kiểm tra kỹ các thông tin giao dịch, tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai. Khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo cơ quan công an và thông báo cho cơ quan quản lý du lịch địa phương để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn đang đọc bài viết Cẩn trọng với lừa đảo đặt tour du lịch trực tuyến. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đề xuất gia hạn hơn 100 nghìn tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế được gia hạn ước tính gần 102 nghìn tỷ đồng.
Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025
Thời gian qua, nhiều trường hợp lừa đảo trên không gian mạng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.

Tin mới

Thị trường nước giải khát 2025: Xu hướng nào sẽ dẫn đầu?
Thị trường nước giải khát 2025 chứng kiến sự bùng nổ của xu hướng lành mạnh, với nước giải khát có nguồn gốc thực vật dẫn đầu. Người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm tốt cho sức khỏe, bền vững và thân thiện với môi trường. Doanh nghiệp cần đón đầu xu hướng để tạo lợi thế cạnh tranh.
Các xu hướng mới trong quy trình sản xuất trà trái cây 2025
Trà trái cây đóng chai đang trở thành xu hướng nổi bật nhờ sự kết hợp giữa hương vị tươi mát và lợi ích sức khỏe. Các xu hướng mới trong sản xuất như trà thảo mộc, RTD, thương mại điện tử và công nghệ tiên tiến đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này.
Khám phá 5 món best seller trong menu Phê La
Khám phá 5 món best seller tại Phê La – nơi trà ô long gặp gỡ những biến tấu tinh tế. Từ Trà Sữa Ô Long béo ngậy, Tấm Phê La đậm đà đến Lụa Đào dịu nhẹ, mỗi ly trà đều mang hương vị đặc trưng. Đừng bỏ lỡ những gợi ý hấp dẫn này!
Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025
Thời gian qua, nhiều trường hợp lừa đảo trên không gian mạng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.