0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2025 20:20 (GMT+7)

Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch

Theo dõi KT&TD trên

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có văn bản số 253/CDLQGVN-QLLT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.

Văn bản của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nêu rõ, thời gian qua, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày càng gia tăng.

Các đối tượng lừa đảo lập các website, fanpage giả mạo các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có uy tín với nhiều chiêu trò giảm giá, khuyến mại ảo và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước,… để chiếm đoạt tiền của người dân, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành Du lịch, gây bức xúc trong dư luận.

Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch
Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch. (Ảnh minh họa)

Triển khai thực hiện Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; để tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của du khách và uy tín của ngành du lịch, nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như của người dân, khách du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương những nội dung sau.

Cụ thể, tăng cường tuyên truyền tới các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân để hiểu biết về các hình thức, thủ đoạn lừa đảo mới trong lĩnh vực du lịch; khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin của cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch nói chung và cơ sở lưu trú du lịch nói riêng trước khi đặt dịch vụ, thực hiện giao dịch thanh toán; chỉ nên đặt dịch vụ tại các website, fanpage chính thức của đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch do cơ quan quản lý du lịch địa phương cung cấp, hoặc qua các nền tảng đặt dịch vụ có uy tín.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư, phản ánh liên quan của công dân theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên rà soát, ngăn chặn các website, fanpage giả mạo, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo.

Song song với đó, cung cấp thông tin các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có đăng ký kinh doanh trên địa bàn để người dân, du khách biết và đặt dịch vụ; đồng thời, phối hợp cập nhật đầy đủ thông tin các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phương lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam để công bố rộng rãi, chính thống trên phạm vi toàn quốc.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng; thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời các nền tảng thông tin, trang mạng xã hội giả mạo cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch của mình; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan; không lan truyền hoặc lợi dụng các thông tin sai lệch về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch để gây sự chú ý của du khách.

Tăng cường áp dụng các biện pháp bảo mật, ngăn chặn các hành vi xâm nhập, giả mạo; cung cấp thông tin các website, fanpage, nền tảng mạng xã hội chính thức, gửi Sở quản lý du lịch địa phương để tăng cường thông tin nhận diện fanpage, website chính thức và tránh tình trạng bị giả mạo.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường phòng chống lừa đảo trực tuyến trong hoạt động du lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam có khoảng 33 cảng hàng không vào năm 2050
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định 142/QĐ-BGTVT ngày 12/02/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghệ thuật pha trà Việt Nam: Bí quyết giữ trọn hương vị và tinh thần trà đạo
Nghệ thuật pha trà là hội tụ của sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng công đoạn để giữ trọn hương vị của trà cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với trà đạo. Một ấm trà ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều yếu tố, trong đó cách pha trà đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của từng loại trà.

Tin mới

Giá vàng miếng SJC chạm ngưỡng 92 triệu đồng/lượng
Chiều nay (19/2), thị trường vàng trong nước đồng loạt tăng, với mức tăng lên đến hàng triệu đồng cả ở chiều mua và bán. Hiện giá vàng miếng SJC đã chạm ngưỡng 92 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn tiếp tục săn mua vàng nhẫn tròn trơn.
Yi He Tang Việt Nam đã làm thế nào để chiếm được cảm tình của khách hàng trẻ?
Yi He Tang, thương hiệu trà sữa đình đám đến từ Trung Quốc, đã làm thế nào để chiếm trọn cảm tình của giới trẻ Việt Nam? Thành công này không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của một chiến lược tinh tế kết hợp giữa sản phẩm chất lượng, trải nghiệm khách hàng độc đáo và cách tiếp cận thị trường khéo léo
Nghệ thuật pha trà Việt Nam: Bí quyết giữ trọn hương vị và tinh thần trà đạo
Nghệ thuật pha trà là hội tụ của sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng công đoạn để giữ trọn hương vị của trà cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với trà đạo. Một ấm trà ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều yếu tố, trong đó cách pha trà đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của từng loại trà.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD
Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.