0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 10/05/2024 10:36 (GMT+7)

TP.HCM: Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xác định giá đất

Theo dõi KT&TD trên

80.000 căn nhà tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng sau khi đề án tháo gỡ vướng mắc trong khâu định giá đất cụ thể được thông qua.

Đình trệ trong công tác định giá đất

Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM vừa mới trình UBND TP.HCM dự thảo Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP.HCM”. Theo đó, cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP.HCM vẫn còn tồn đọng nhiều dự án mà thủ tục pháp lý kéo dài qua nhiều năm, phát sinh nhiều hệ lụy như các chủ đầu tư bất động sản không thể cung ứng sản phẩm nhà ở ra thị trường để hoàn vốn đầu tư, mất cân đối tài chính, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư và người dân.

TP.HCM: Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xác định giá đất - Ảnh 1
Viết miêu tả ảnh ở đây

Cũng theo lãnh đạo Sở TN&MT TP.HCM, công tác định giá đất cho một dự án bắt đầu từ khâu lựa chọn đơn vị tư vấn. Tại TP.HCM có khoảng 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá đất, nhưng thực tế chưa đến 10 doanh nghiệp thực hiện công việc này. Có những hồ sơ làm thủ tục mời thầu rất nhiều lần nhưng vẫn không tìm được đơn vị thẩm định.

Nguyên nhân của việc nhiều hồ sơ dự án được chào thầu nhưng không có đơn vị tư vấn nào tham gia hoặc việc lựa chọn đơn vị định giá mất nhiều thời gian là do những quy định chặt chẽ của Luật Đấu thầu, cũng chưa có chế tài đối với các doanh nghiệp có chức năng nhưng không tham gia định giá đất.

Theo báo cáo của Sở TN&MT, trong 8 năm qua, Sở đã trình và được UBND TP.HCM ban hành quyết định xác định giá đất cụ thể phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hơn 500 dự án. TP.HCM đã duyệt giá đất cho hơn 350 dự án bất động sản, mang về nguồn thu ước đạt 86.700 tỷ đồng, trung bình thu hơn 10.000 tỷ đồng/năm.

Thời gian qua, thông qua công tác định giá đất, Sở TN&MT TP.HCM đã cấp 109.826 giấy chứng nhận cho chủ đầu tư các dự án nhà ở hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai, trung bình 13.000 giấy chứng nhận/năm.

Tuy nhiên, số lượng hồ sơ dự án chưa được định giá đất cụ thể còn tồn đọng rất lớn, ước khoảng 200 dự án với gần 80.000 căn nhà. Ngoài ra, nhiều dự án nhà ở chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng chưa hoàn thiện pháp lý vì chưa được thẩm định giá đất.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT, nguyên nhân chủ quan khiến khâu định giá đất bị đình trệ là do cán bộ, công chức tham mưu xác định giá đất không dám thực hiện tham mưu, đề xuất do đây là công việc phức tạp, nhạy cảm. Việc thanh kiểm tra, điều tra các vụ việc liên quan đến công tác định giá đất thời gian vừa qua khiến cho bộ phận cán bộ, công chức lo ngại, không dám thực hiện công tác chuyên môn của mình.

Dự án triển khai mang lại nguồn thu ngân sách trên 80.000 tỷ đồng

Việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các dự án bất động sản chưa được định giá đất cụ thể trên địa bàn TP.HCM là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp và tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo có thẩm quyền và đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ. Sở TN&MT đề xuất TP.HCM thành lập Ban Chỉ đạo về tháo gỡ khăn, vướng mắc do lãnh đạo UBND TP.HCM làm Trưởng Ban.

Dự thảo Đề án đưa ra 14 nhóm giải pháp bao gồm: đối với đất đưa vào làm dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc là đất ở của hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai; việc áp dụng quy hoạch chi tiết xây dựng khi xác định giá đất; dự án có diện tích công trình công cộng phục vụ nội khu không phải bàn giao cho nhà nước; đối với diện tích đất do Nhà nước quản lý; thời điểm xác định giá đất; đối với các trường hợp có khác biệt về thời hạn sử dụng đát so với thời hạn của dự án đầu tư; việc quyết định giao đất, cho thuê đất ghi nhận thời điểm sử dụng đất trước thời điểm ban hành quyết định.

Việc đính chính các thuật ngữ chưa phù hợp trong các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đối các trường hợp chậm nộp nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; về các trường hợp chưa nộp tiền sử dụng đất, dự án kéo dài nhưng được gia hạn tiến độ thực hiện dự án; đối với các hồ sơ có liên quan về nghĩa vụ nhà ở xã hội; đối với các hồ sơ không phát sinh nghĩa vụ tài chính...

Đồng thời, Dự thảo đề án còn đưa ra những giải pháp tháo gỡ đối với các trường hợp mà dự án đang bị các cơ quan Kiểm tra, Thanh tra, Điều tra, Kiểm toán yêu cầu cung cấp hồ sơ, yêu cầu giải trình; đối với các hồ sơ cần thực hiện xác định lại giá đất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán.

Nếu được triển khai quyết liệt, hơn 100 hồ sơ dự án sẽ được giải quyết với khoảng 80.000 Giấy chứng nhận được cấp. Từ đó, nguồn thu mang lại cho ngân sách nhà nước ước khoảng hơn 80.000 tỷ đồng.

Dự kiến, nếu được UBND TP.HCM phê duyệt, đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP.HCM” sẽ được triển khai thực hiện từ tháng 6/2024, tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện trong tháng 6/2025, tổng kết thực hiện trong tháng 6/2027.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xác định giá đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).