0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 02/02/2024 14:05 (GMT+7)

Thành phố Thanh Hóa: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các cụm công nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Chính quyền thành phố Thanh Hóa vừa đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về quy hoạch xây dựng, đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, công tác bảo vệ môi trường... để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tồn tại, kéo dài tại các cụm công nghiệp.

Thành phố Thanh Hóa: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các cụm công nghiệp
Thành phố Thanh Hóa tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các cụm công nghiệp.

Theo tìm hiểu, Thanh Hóa hiện có 4 cụm công nghiệp (CCN) gồm: Vức, Đông Lĩnh, Thiệu Dương, Đông Hưng đã được UBND tỉnh đưa ra khỏi danh sách quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, kéo dài về quy hoạch, quản lý đất đai và môi trường tại các CCN cũ.

Trong khu vực 4 CCN cũ hiện có 116 cơ sở đang sử dụng đất sản xuất kinh doanh, tập trung tại các phường Thiệu Dương, Đông Lĩnh, An Hưng và xã Đông Vinh. Trước thực trạng tồn tại các CCN cũ trên địa bàn, thành phố Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các vấn đề tồn tại kéo dài về quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường, tài chính.

Kết quả kiểm tra, rà soát giải quyết các tồn tại về quy hoạch, quản lý đất đai và môi trường tại 4 CCN cũ cho thấy, trong tổng số 116 cơ sở sản xuất kinh doanh, mới chỉ có 29 cơ sở được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; 87 cơ sở chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất nhưng đã sử dụng đất để sản xuất kinh doanh, trong đó có rất nhiều cơ sở không có hồ sơ về đất đai.

Theo đó, tại CCN Thiệu Dương có 5 tổ chức doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 81.830,6m2. CCN Đông Lĩnh có 6 doanh nghiệp đang sử dụng đất, trong đó có 5 doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 28.900m2; có 1 doanh nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc là nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp từ các hộ dân, trong đó có một phần diện tích mộ chưa được giải phóng mặt bằng, không có hồ sơ thuê đất.

Khu vực núi Vức, có 19 cơ sở đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; 86 cơ sở không có hồ sơ về đất đai, trong đó có 3 hộ gia đình có nguồn gốc do UBND xã Đông Vinh trước đây cho thuê trái thẩm quyền, còn lại các cơ sở đang sử dụng đất có nguồn gốc tự san lấp, cho thuê lại trái thẩm quyền, một số trường hợp mua đi bán lại không có giấy tờ. Hầu hết, các cơ sở sử dụng đất không có ranh giới, mốc giới, tường rào cố định mà chỉ sử dụng vật liệu tạm thời để phân định ranh giới như đá khối, cọc, cột điện...; nhà xưởng của các cơ sở sản xuất đá cũng mang tính tạm thời như dựng cột và lợp mái tôn để đặt máy móc và che nắng, che mưa cho công nhân trong quá trình sản xuất.

Về lĩnh vực môi trường, các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã có các hồ sơ môi trường. Các đơn vị đã lắp đặt công trình, thiết bị lưu trữ, xử lý chất thải, nước thải. Tuy nhiên, tại CCN Vức cũ, hầu hết các công trình đã xuống cấp, không bảo đảm hiệu quả xử lý. Đối với các cơ sở còn lại không có hồ sơ về môi trường, hầu hết các cơ sở khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng đều chưa có hệ thống thoát nước mưa, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Về quy hoạch xây dựng, tồn tại chính tại các CCN cũ này đó là hạ tầng kỹ thuật tại các CCN hầu hết chưa được đầu tư xây dựng (mới chỉ có CCN Thiệu Dương được đầu tư một phần), nhưng các cơ sở sản xuất đã tự đầu tư hạ tầng để sản xuất kinh doanh dẫn đến phá vỡ quy hoạch, không bảo đảm các quy định về trật tự xây dựng, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường.

Thực tế, việc giải quyết, khắc phục những tồn tại, bất cập tại các CCN cũ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là “bài toán” khó, gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. UBND thành phố Thanh Hóa đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về quy hoạch xây dựng, đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, công tác bảo vệ môi trường... để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tồn tại, kéo dài tại các CCN cũ.

Tính đến cuối năm 2023, các phòng, ban, đơn vị chức năng của UBND thành phố Thanh Hóa đã thực hiện xong việc trích đo hiện trạng sử dụng đất, hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai, xác định nguồn gốc đất đối với từng cơ sở và chuyển Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Thanh Hóa kiểm tra, thực hiện việc đăng ký đối với các hộ, chuyển hồ sơ đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Thanh Hóa: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).