0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 22/12/2023 14:15 (GMT+7)

TP. HCM tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản

Theo dõi KT&TD trên

Bên cạnh 3 dự án bất động sản vừa được TP.HCM gỡ vướng pháp lý, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan ban ngành sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư xây dựng lại chung cư cũ trước năm 1975 trên địa bàn…

Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết lãnh đạo UBND thành phố có chỉ đạo về giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư xây dựng lại chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn thành phố. Đồng thời, trong năm 2023, UBND TP.HCM ban hành quyết định số 2215/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn với 14 thành viên, do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng. Đến nay, Tổ công tác đã tổ chức 5 cuộc họp để giải quyết các nội dung còn tồn tại, vướng mắc tại các dự án sử dụng vốn đầu tư công và các dự án không sử dụng vốn ngân sách TP.HCM. Kết quả, có 3 dự án đã được giải quyết theo chỉ đạo của Tổ công tác.

Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, UBND các quận và thành phố Thủ Đức thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (dựa trên phương án do chủ đầu tư lập và đã thực hiện hoàn tất các thủ tục theo quy định) đối với những dự án chưa được phê duyệt trước khi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo nội dung đã ủy quyền, phân công tại Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của UBND TP.HCM về ủy quyền, phân công cho UBND các quận và thành phố Thủ Đức thực hiện các thủ tục đầu tư cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn thành phố.

TP. HCM tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản

TP.HCM tháogỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản. Ảnh: DP.

Lãnh đạo UBND thành phố giao Sở Xây dựng hướng dẫn quy định về pháp luật nhà ở đối với các nội dung thuộc về nhà chung cư nhiều tầng như: Hệ số K (bồi thường) để quy đổi diện tích căn hộ mới; xác định giá trị căn hộ được bồi thường trong trường hợp người dân nhận tiền tự lo nơi ở mới; diện tích hành lang, cầu thang, lối đi chung; diện tích sân chung, khuôn viên; căn hộ thuộc sở hữu nhà nước...

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn theo pháp luật đất đai đối với các nội dung thuộc về nhà ở riêng lẻ thấp tầng và thủ tục đất đai, bao gồm: đơn giá bồi thường, đơn giá bồi thường vật kiến trúc; xử lý đối với đất đường giao thông, đất công trình công cộng (nếu có)... Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ UBND các quận và thành phố Thủ Đức, trong quá trình tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và quy định pháp luật.

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, thành phố có 474 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975. Qua kiểm định chất lượng, có 14 chung cư cấp D (bị hư hỏng nặng, nguy hiểm), 116 chung cư cấp C, 332 chung cư cấp B, 12 chung cư đã tháo dỡ hoặc chuyển mục đích. Trong đó, có 4/14 chung cư cấp D bị hư hỏng nặng được tháo dỡ hoàn toàn. Ngoài ra, có 199 chung cư xây dựng trước năm 1975 được cải tạo, sửa chữa với tổng mức đầu tư gần 276 tỷ đồng. Đối với việc sửa chữa, TP.HCM đặt chi tiêu đến năm 2025, hoàn tất việc cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cấp B, C còn lại của giai đoạn 2016 - 2020, với kinh phí dự kiến 500 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách. Tuy nhiên hiện nay, do chưa được bố trí vốn nên chưa có chung cư nào được cải tạo, sửa chữa.

Thời gian qua, Tổ công tác đã tổ chức 5 cuộc họp để tháo gỡ cho các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, có 3 dự án đã được giải quyết theo chỉ đạo của tổ công tác, gồm: dự án Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát; dự án xây dựng khu nhà ở xã hội của Công ty Cổ phần VTHouse và Công ty Cổ phần Tâm Giao; dự án của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam.

Hiện nay, TP.HCM vẫn còn 12 dự án đang được các sở, ngành rà soát, thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, gồm: dự án tại số 3A - 3B Tôn Đức Thắng (quận 1); dự án Căn hộ Lê Thành Tân Tạo 2 (Bình Tân); tổ hợp cao ốc thương mại dịch vụ văn phòng và căn hộ tại đường Ba Tháng Hai (quận 11); dự án khu phức hợp căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ khách sạn tại số 428 - 430 Nguyễn Tất Thành (quận 4)...Trong đó, có hai dự án đang được tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chủ trương đầu tư là Moonlight Centre Point (quận Bình Tân) và Metro Star (thành phố Thủ Đức).

Đối với 41 dự án không đáp ứng điều kiện có quyền sử dụng đất ở để được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc, thông báo đến các nhà đầu tư để nghiên cứu đề xuất thay đổi mục tiêu từ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sang đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại.

TP. HCM tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản

Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM được thành lập nhằm hỗ trợ các dự án triển khai.

UBND thành phố cũng có báo cáo kết quả thực hiện các yêu cầu tháo gỡ khó khăn theo đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng liên quan đến 30 nội dung kiến nghị về nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ và nhà ở thương mại. Trong đó, có 18 nội dung đã được các bộ, ngành có ý kiến hướng dẫn, 12 nội dung còn lại tiếp tục đề xuất. Ngoài ra, có thêm 9 kiến nghị mới được các sở, ngành bổ sung.

Đến nay, UBND TP.HCM đã làm rõ các vướng mắc và chỉ đạo giải quyết 16 dự án trên địa bàn. Đối với 20 dự án còn lại, các sở, ngành vẫn đang tiếp tục rà soát pháp lý để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Về các nội dung liên quan đến nhà ở xã hội, UBND TPHCM cho biết có 2 vướng mắc chính, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của 8 dự án.

Theo quy định, khi Nhà nước sử dụng 20% quỹ đất thuộc dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách thì chủ đầu tư dự án phải đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trước khi bàn giao đất. Sau đó, chủ đầu tư sẽ được hoàn trả chi phí bồi thường, chi phí đầu tư hạ tầng cho 20% quỹ đất này hoặc cấn trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp của dự án.

UBND TP.HCM cho biết, tuy đã có quy định hoàn trả các chi phí trên cho chủ đầu tư nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về đơn vị chủ trì thẩm định chi phí, phương thức tiếp nhận quỹ đất và thanh toán. Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn chi tiết để thực hiện. Hai dự án đang gặp vướng mắc trên là Khu dân cư 28 ha tại huyện Nhà Bè và Khu dân cư thương mại 12,3 ha tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.

Ngoài ra, TP.HCM có 6 dự án gặp vướng mắc về việc dành 20% quỹ đất tại dự án để xây nhà ở xã hội. UBND TP.HCM kiến nghị tổ công tác làm việc với các bộ, ngành liên quan cho phép các dự án khi thực hiện hoặc điều chỉnh chấp thuận đầu tư được thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội theo văn bản UBND TP.HCM đã chấp thuận trước đây.

Đức Nam

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.