0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 24/01/2024 07:28 (GMT+7)

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C)

Theo dõi KT&TD trên

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục có văn bản số 532/HHNH-PLNV gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, về việc tháo gỡ vướng mắc trong triển khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C).

Ngày 12/8/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 324/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế GTGT đối với hoạt động L/C, trong đó, giao Bộ Tài chính căn cứ quy định của Luật thuế GTGT, Luật các TCTD 2010 và pháp luật liên quan thực hiện thu thuế GTGT đối với hoạt động L/C. Đồng thời, xem xét, xử lý việc vi phạm hành chính về thuế và tiền chậm nộp tiền thuế GTGT đối với hoạt động L/C...

Căn cứ phản ánh của các Ngân hàng hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có Công văn số 461/HHNH-PLNV ngày 9/11/2023 gửi Bộ Tài chính báo cáo khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị một số giải pháp để thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Công văn số 9463/NHNN-TD ngày 11/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính, trong đó đề nghị Bộ Tài chính xem xét các kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng trong Công văn số 461/HHNH-PLNV để có đầy đủ cơ sở thực tiễn trong quá trình xem xét, xử lý…

Tuy nhiên ngày 30/11/2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 5366/TCT-DNL gửi các Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài tại Việt Nam (TCTD). Đến ngày 18/12/2023, Tổng cục Thuế cũng đã có Công văn số 5472/TCT-DNL gửi Hiệp hội ngân hàng.

Theo đó, đề nghị các TCTD có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế GTGT đối với nghiệp vụ L/C theo đúng quy định của Luật thuế GTGT, Luật các TCTD năm 2010 và pháp luật có liên quan… mà không có hướng dẫn cụ thể, đã gây tâm lý rất hoang mang, lo lắng cho các TCTD trong thực hiện quy định pháp luật thuế.

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng LC

Ngân hàng gặp khó với quy định về thuế

Hiện Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục nhận được rất nhiều phản ánh về vướng mắc trong triển khai nộp thuế GTGT đối với nghiệp vụ L/C.

Theo đó, về bản chất, thuế GTGT là thuế gián thu, người chịu thuế là khách hàng. Trường hợp phải nộp bổ sung số thuế GTGT thư tín dụng đã phát sinh thì Ngân hàng phải thực hiện liên hệ và thu lại từ khách hàng. Tuy nhiên, việc thu từ khách hàng là không thể thực hiện được do Khách hàng không đồng ý truy thu, không còn giao dịch với ngân hàng hoặc khách hàng đã giải thể/phá sản/không còn tồn tại,…

Do đó, để có thể chuyển tiền nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Cơ quan quản lý, cần xem xét cho phép các ngân hàng được thực hiện theo phương án hạch toán giảm doanh thu phí từ nghiệp vụ LC hoặc ghi nhận chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về việc kê khai bổ sung hồ sơ thuế, theo hướng dẫn của Tổng cục thuế tại Công văn số 5366/TCT-DNL được hiểu là nghĩa vụ nộp thuế GTGT đối với toàn bộ nghiệp vụ L/C phát sinh từ thời điểm có hiệu lực của Luật TCTD 2010 (tháng 1/2011).

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành (tại khoản 1 điều 47 Luật Quản lý thuế 2019) thì thời hạn để người nộp thuế kê khai tính nộp bổ sung thuế là 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Như vậy, các ngân hàng bắt đầu kê khai, nộp bổ sung thuế GTGT hoạt động L/C bắt đầu từ tháng 11/2013 (tính từ ngày hết hạn nộp tờ khai thuế GTGT của Tháng 11/2013), không phải từ tháng 1/2011.

Về việc kê khai, tính nộp nộp thuế tại các đơn vị, thuế GTGT là thuế nộp theo tháng nên các ngân hàng phải kê khai bổ sung theo tháng. Việc này dẫn tới phát sinh một khối lượng công việc rất lớn cho các ngân hàng do phải rà soát hồ sơ và số liệu trong nhiều năm do các đơn vị cũng đã qua nhiều lần chia tách, sáp nhập.

Bên cạnh đó, số lượng tờ khai bổ sung, các bảng kê chi tiết theo quy định tại các đơn vị phát sinh nghĩa vụ nộp thuế GTGT hoạt động L/C rất lớn (chỉ tính riêng Vietcombank phải khai bổ sung 120 tờ khai thuế tháng/1 Đơn vị × 126 Đơn vị = 15.120 tờ khai thuế)

Theo Kiểm toán Nhà nước, trong thời gian gần đây, khi thực hiện kiểm toán tại một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank,… cho rằng phí thanh toán trước hạn (L/C nội địa, L/C xuất khẩu, EPLC) có bản chất là cho vay nên không chịu thuế GTGT; Đối với sản phẩm UPAS L/C, ngân hàng chỉ hưởng lợi từ phần chênh lệch giữa doanh thu phí L/C (thu được từ khách hàng) và chi phí bỏ ra (số tiền lãi trả ngân hàng tài trợ và thuế nhà thầu phải nộp) và cho phép bù trừ doanh thu phí với số tiền lãi trả ngân hàng tài trợ và thuế nhà thầu).

Vì vậy, với số liệu năm 2020, 2021, 2022, Kiểm toán Nhà nước đã loại trừ các khoản phí này khi tính thuế GTGT bổ sung và một số ngân hàng đã nộp bổ sung thuế GTGT theo số liệu mà Kiểm toán Nhà nước tính (do báo cáo của Kiểm toán Nhà nước có giá trị bắt buộc thực hiện).

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng LC
Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C)

Căn cứ vào những vướng mắc, bất cập nêu trên và ý kiến, kiến nghị của các TCTD, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất với Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ cho phép các TCTD bắt đầu kê khai, nộp bổ sung thuế GTGT đối với hoạt động L/C kể từ kỳ thuế GTGT tháng 11/2013 theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

Cho phép TCTD hạch toán số tiền thuế GTGT đối với hoạt động LC truy thu từ năm 2013 đến nay vào chi phí bất thường trong năm thực hiện và được hạch toán giảm lợi nhuận do khoản thuế này là nghĩa vụ của Khách hàng mà Ngân hàng không thể thu hồi lại được từ Khách hàng.

Đồng thời, cho phép TCTD kê khai thuế GTGT bổ sung theo từng năm, không phải kê khai điều chỉnh tờ khai của từng tháng; cho phép TCTD nộp thuế GTGT tập trung tại Trụ sở chính, không phải kê khai và nộp thuế về cục thuế địa phương. Trường hợp cần điều tiết về cục thuế địa phương, Tổng cục thuế thực hiện điều tiết về cục thuế địa phương.

Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị không xử phạt chậm nộp thuế GTGT cũng như phạt vi phạm hành chính do đây không phải là lỗi của các TCTD, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế theo khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý Thuế 2019.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.