0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 25/10/2023 14:26 (GMT+7)

TP HCM: Nhiều vướng mắc khi xây nhà lưu trú, nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp vừa có Báo cáo số 2687 liên quan đến nhà lưu trú công nhân trên địa bàn.

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều vướng mắc khi xây nhà lưu trú, nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp
Một khu nhà ở, khu lưu trú dành cho công nhân ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp cho biết, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, quỹ đất được quy hoạch để đầu tư xây nhà lưu trú cho công nhân nằm trong ranh các khu chế xuất và khu công nghiệp, chỉ còn lại các vị trí tại lô KTX-1 (8.263,3m2) và lô KTX-2 (3.000,0m2) tại Khu chế xuất Tân Thuận, dự kiến do Công ty TNHH Tân Thuận làm chủ đầu tư. Lô 85A4 (5.000m2) tại Khu chế xuất Linh Trung 2 do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất dịch vụ du lịch Thiên Phát làm chủ đầu tư.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất, 14 khu công nghiệp đi vào hoạt động với 1.457 dự án hoạt động sản xuất.

Trong đó, 509 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 948 dự án có vốn đầu tư trong nước. Tổng số lao động làm việc trong các khu chế xuất và khu công nghiệp là 258.732 người. Qua khảo sát, báo cáo của 212 doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu chế xuất và khu công nghiệp về nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội của công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp là rất lớn.

Trong khi đó, qua khảo sát, hiện nay, không có Công ty hạ tầng đề xuất các vị trí trong các khu chế xuất và khu công nghiệp để xây dựng nhà lưu trú công nhân.

Theo Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp, quỹ đất thu hút đầu tư vào khu chế xuất và khu công nghiệp ngày càng thu hẹp, do các khu công nghiệp hiện hữu dần lấp đầy, trong khi các khu công nghiệp mới chậm triển khai với diện tích đất công nghiệp là 468ha (Phong Phú, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng, Tây Bắc Củ Chi mở rộng) do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất triển khai dự án, pháp lý của chủ đầu tư và các khu công nghiệp đã có trong danh mục quy hoạch khu công nghiệp nhưng chậm được thành lập (Hiệp Phước 3, Vĩnh Lộc 3).

Đối với quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú dành cho công nhân khu công nghiệp thì được quy hoạch nằm trong các khu dân cư liền kề phục vụ khu công nghiệp. Tuy nhiên, đối với khu công nghiệp mới có quy hoạch khu dân cư liền kề phục vụ khu công nghiệp đều bị chậm tiến độ, do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, pháp lý về giao, thuê đất... Từ đó, dẫn đến các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp không có nền tái định cư cho người dân, chậm tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, các hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp chậm triển khai (khu dân cư liền kề các khu công nghiệp Tân Phú Trung, Đông Nam, Lê Minh Xuân 3, Tây Bắc Củ Chi, Tân Tạo).

Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp đã báo cáo UBND Thành phố Hồ Chí Minh các khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề nghị Sở Xây dựng tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tham mưu việc giao các chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp được làm chủ đầu tư khu dân cư liền kề khu công nghiệp để các khu công nghiệp có nền tái định cư, đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai các hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM: Nhiều vướng mắc khi xây nhà lưu trú, nhà ở xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới