0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/07/2023 10:37 (GMT+7)

Thị trường mỹ phẩm ‘miếng bánh’ ngon khó quản?

Theo dõi KT&TD trên

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp làm đẹp đang tỏ ra khó cưỡng, nhất là khi Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á về "nhập siêu" mỹ phẩm. Thế nhưng, đi kèm với sự phát triển đó là sự xuất hiện của nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng và vi phạm điều kiện kinh doanh mỹ phẩm dẫn đến khó kiểm soát.

Thị trường mỹ phẩm ‘miếng bánh’ ngon khó quản
Mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực đang phát triển mạnh tại Việt Nam

"Miếng bánh" ngon…

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam, đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng trong khu vực. Chi tiêu dùng cho sản phẩm, dịch vụ làm đẹp cũng đang trở thành khoản chi cố định và ngày càng gia tăng, trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình.

Trong một cuộc khảo sát năm 2022 về mức chi tiêu cho lĩnh vực làm đẹp của nữ giới trong độ tuổi 16 - 40 tuổi ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, cho thấy có 93% phụ nữ từ 25 - 32 tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp và trang thương mại điện tử. Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 đồng mỗi tháng: sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%).

Trước nhu cầu ngày làm đẹp gia tăng, Việt Nam đang trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng và sức hút với các mặt hàng làm đẹp. Khảo sát mới đây của Statista, cho thấy quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ gần 2 tỷ USD năm 2016 lên 2,2 tỷ USD năm 2022.

Riêng năm 2023, Statista dự đoán doanh thu từ thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam đạt mức 2,36 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt giai đoạn 2023 - 2027 ước đạt 3,32%. Điều này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường có nhiều tiềm năng.

Thực tế, trên thị trường hiện có hàng nghìn thương hiệu mỹ phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phần lớn là các sản phẩm được nhập từ các nước trên thế giới, nhất là từ Đông Á và Đông Nam Á, và một phần mỹ phẩm sản xuất trong nước.

Chia sẻ với phóng viên Thương Trường, đại diện hãng phân tích thị trường Good Good Report, cho rằng các sản phẩm thuộc nhóm mặt hàng mỹ phẩm & làm đẹp luôn nằm trong top những sản phẩm được thảo luận và tìm kiếm nhiều nhất... càng khẳng định, bán lẻ mỹ phẩm và làm đẹp tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, và đang là “miếng bánh” ngon cho các thương hiệu, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

… nhưng khó quản?

Trước nhu cầu tiêu thụ lớn, đặc biệt là sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, giới trẻ...đang quan tâm nhiều tới vấn đề sức khỏe, đẹp... đang là yếu tố thu hút các doanh nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là châu Âu và châu Á gia nhập Việt Nam. Những xu hướng mới khi mua mỹ phẩm của các tín đồ vô hình trung giúp mô hình cửa hàng đa sản phẩm trở nên thịnh hành hơn. Mô hình này đang giải quyết được yêu cầu của khách hàng về việc trải nghiệm sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau.

Cũng nhờ đó, bán lẻ mỹ phẩm cũng trở nên đông đúc hơn, từ những cửa hàng mỹ phẩm đồ hiệu, cho tới bình dân… từ trung tâm thương mại, siêu thị, cho tới các cửa tiệm nhỏ và trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Sự bùng nổ và phát triển quá rực rở của lĩnh vực bán lẻ mỹ phẩm cũng đang khiến cho công tác quản lý và kiểm soát trở nên khó khăn hơn.

Khảo sát của phóng viên Thương Trường mới đây, cho thấy ở hầu khắp các khâu phân phối, mỹ phẩm vẫn là mặt hàng được cho là ‘dễ dãi’ nhất về mặt chất lượng. Đáng chú ý, xuất hiện nhiều vi phạm về điều kiện đăng ký kinh doanh mỹ phẩm, điều mà nhóm sản phẩm này là bắt buộc phải nghiêm chỉnh thực hiện.

Đơn cử, tại cửa hàng nhỏ lẻ bên phố Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai, Hà Nội), nơi đây bày bán toàn các nhãn hàng mỹ phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng đa phần đều không có nhãn phụ tiếng Việt. Trong khi đó, phần công bố sản phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ sở này cũng không có tài liệu chứng minh.

Điều đáng quan ngại là hiện nay, mỹ phẩm được bán tràn lan trên không gian mạng với vô số các loại mỹ phẩm khác nhau. Nhiều trang web bán mỹ phẩm ngang nhiên “hóa phép” công dụng của sản phẩm. Cụ thể, tại website: https://almonds.com.vn bộ combo sản phẩm gồm: Serum Linh Chi, Kem Thạch Sâm Đỏ được trang web này quảng cáo có công dụng “Trị dứt điểm tình trạng giãn mao mạch, Trị nám, tàn nhang nhanh lâu năm”... trong khi Giấy xác nhận công bố sản phẩm chỉ là mỹ phẩm.

Thị trường mỹ phẩm ‘miếng bánh’ ngon khó quản
Hình ảnh được chụp tại https://almonds.com.vn cho thấy, dù sản phẩm này có phiếu xác nhận công bố sản phẩm là mỹ phẩm, nhưng vẫn quảng cáo như thuốc, có công dụng "điều trị", "trị" bệnh

Không chỉ vậy, số liệu được công bố tại hội thảo “Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng chính sách quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới” diễn ra hồi cuối tháng 6 vừa qua, cho thấy: Từ năm 2012 – 2022, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã kiểm tra hậu mãi 309 công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước và nhập khẩu mỹ phẩm, thu hồi 3.313 sản phẩm mỹ phẩm, đình chỉ lưu hành, thu hồi 519 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm chất lượng.

TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm - Cục Quản lý Dược, thông tin tại hội thảo cho biết: “Căn cứ kết quả cập nhật kết quả cuộc họp Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN, Cục Quản lý Dược đã ban hành quyết định thu hồi tổng số 118 số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Cục Quản lý Dược đã ban hành các Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 39 sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu các Sở Y tế địa phương tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mỹ phẩm vi phạm, xử phạt tổng số hơn 1 tỷ đồng...”.

Mặc dù chúng ta đã có những giải pháp để nhằm kiểm soát chất lượng cũng như tăng cường công tác quản lý đối với nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm. Nhưng đó mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” mà thôi.

Câu chuyện đặt ra hiện nay là trong một thị trường vốn rất nhộn nhịp ấy, lực lượng chức năng quản lý như nào? Công tác hậu kiểm ra sao? Cách gì để kiểm soát mỹ phẩm trôi nổi trên không gian mạng? Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đã đủ chưa?....

Đành rằng, việc quản lý sẽ liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Song, nếu không triệt để, không quyết liệt, thì thiệt thòi vẫn thuộc về người tiêu dùng.

Thái Đạt

Bạn đang đọc bài viết Thị trường mỹ phẩm ‘miếng bánh’ ngon khó quản?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.