Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó.
Liên tiếp những vụ việc bị phanh phui gần đây cho thấy hàng giả, hàng nhái đang len lỏi và lộng hành trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop...
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về đẩy mạnh cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn phụ trách.
Trước yêu cầu minh bạch hóa hoạt động kinh doanh và phòng, chống hàng giả, nhiều hộ kinh doanh đang đối mặt với không ít khó khăn khi thích ứng với các quy định mới về thuế, hóa đơn điện tử.
Ngày 20/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn yêu cầu thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm “Siro ăn ngon Hải Bé” sau khi xác định đây là hàng giả, không đạt chất lượng theo công bố. Sản phẩm do Cty TNHH Hải Bé (địa chỉ tại Nho Quan, Ninh Bình) sản xuất và chịu trách nhiệm chất lượng.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử yêu cầu gỡ bỏ hơn 33.000 sản phẩm vi phạm là hàng giả, hàng nhái và xử lý hơn 11.000 gian hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tin tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, ông Hoàng Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, có trên 5.500 cửa hàng kinh doanh đóng cửa trong tháng cao điểm chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (từ 15/6 - 16/6).
Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6/2025, dư luận cả nước không khỏi bàng hoàng khi hàng loạt vụ đổ trộm, đốt bỏ thực phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng với quy mô lớn bị phát hiện ở nhiều địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh…
Trong 6 tháng đầu năm 2025 (từ 15/12/2024 đến 14/6/2025), lực lượng quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã kiểm tra tổng cộng 533 vụ, phát hiện và xử lý 526 vụ vi phạm, trong đó chuyển 4 vụ có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã mở ra một kênh mua sắm tiện lợi, hiện đại cho hàng triệu người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng vũ bão đó là một vấn nạn nhức nhối, dai dẳng và ngày càng tinh vi: hàng giả, hàng nhái.
Sau một tháng triển khai cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Chính phủ (từ 15/5 đến 15/6/2025), lực lượng QLTT trên toàn quốc đã kiểm tra 3.891 vụ việc, phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ.
Từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội Tiktok shop, Facebook, Shopee "Gia đình Hải Sen", "Hải Sen" trên 100.000 hộp "Siro ăn ngon Hải Bé".
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối: Hàng giả, hàng nhái len lỏi khắp nơi, từ chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ đến các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.
Ngày 12/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình (PC03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1994, trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) để điều tra làm rõ hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” theo Điều 193, Bộ luật hình sự
Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn.
Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt.
Trong bối cảnh thị trường hiện tại đang phải đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi và tràn lan, công nghệ truy xuất nguồn gốc đã trở thành một giải pháp then chốt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín thương hiệu.