0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 07/12/2024 16:46 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Dự kiến có thêm 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2023

Theo dõi KT&TD trên

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Mẫn thông tin, từ nay đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 70.000 căn nhà ở xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh: Dự kiến có thêm 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2023
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, Thành phố cần giải quyết khâu thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Ngày 6/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố đến năm 2030.

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Minh Mẫn thông tin về kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Tổng cộng có 7 dự án Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với diện tích 27ha, quy mô dự án hơn 3.840 căn hộ, tổng mức đầu tư 3.860 tỷ đồng.

Trong đó, 2 dự án được Thành phố Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư gồm: Khu nhà ở phường Trường Thạnh (thành phố Thủ Đức) với diện tích 9.804m2, quy hoạch xây 6 tầng với 300 căn hộ, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 868 tỷ đồng và lô số 6 Khu tái định cư 38ha phường Tân Thới Nhất (quận 12) có diện tích 11.836m2, quy hoạch xây dựng 12 tầng với 540 căn hộ, tổng mức đầu tư dự kiến 616 tỷ đồng.

5 khu đất dự kiến xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Tại Quận 4 có 2 khu đất là 360 bến Vân Đồn, diện tích 7.284m2, dự kiến xây 315 căn hộ và khu đất 61B đường số 16, diện tích 3.784m2, dự kiến xây 230 căn hộ.

3 khu đất còn lại nằm trên địa bàn thành phố Thủ Đức: Khu đất tại thửa 1-1 tờ bản đồ số 24, phường Phước Long B với diện tích 8.872m2, dự kiến xây 192 căn hộ; khu đất diện tích 30.500m2 phường Long Thạnh Mỹ, dự kiến xây 1.225 căn hộ; khu đất diện tích 201.700m2 tại phường Long Thạnh Mỹ, dự kiến xây dựng 1.000 căn hộ.

Sau khi công bố 7 dự án, tại hội nghị có 21 doanh nghiệp đăng ký và cam kết từ nay đến năm 2030 sẽ cùng xây gần 52.200 căn nhà ở xã hội. Trong đó, đã có 9 doanh nghiệp có quỹ đất cụ thể ở các quận 7, Bình Tân, Bình Chánh và thành phố Thủ Đức với hơn 11.600 căn. Các doanh nghiệp còn lại cam kết sẽ tìm quỹ đất trên địa bàn để đầu tư với tổng số hơn 40.500 căn.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố còn có gói đầu tư công 11.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội với quy mô 10.000 căn. Kết hợp cả ba nguồn, từ nay đến năm 2030, Thành phố sẽ có 70.000 căn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố rất lớn. Theo khảo sát của Công đoàn và Viện Nghiên cứu phát triển thành phố thì con số này là hơn 200.000 căn. Do đó, Thành phố kêu gọi đầu tư 7 dự án, tổng số căn hộ gần 4.000 là quá ít.

"Tôi kỳ vọng thành phố phải tìm quỹ đất và kêu gọi 30-40 dự án để doanh nghiệp tham gia", ông Châu nói.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố cho rằng, giải pháp bao trùm, trực tiếp đó chính là huy động toàn lực quỹ đất 20% trong tất cả dự án nhà ở thương mại mà chủ đầu tư phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Ngoài ra, trước mong muốn của nhiều chủ đầu tư về hoán đổi diện tích đất thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại dự án nhà ở thương mại bằng quỹ đất ở vị trí khác có giá trị tương đương.

"Chúng tôi rất hoan nghênh vừa qua Sở Xây dựng làm việc với 14 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quỹ đất 20% tại dự án nhà ở thương mại. Chỉ với 14 doanh nghiệp này thôi thì chỉ tiêu 69.700 - 93.000 căn vào năm 2030 chắc chắn đạt", ông Châu quả quyết.

Thành phố Hồ Chí Minh: Dự kiến có thêm 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2023
Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, căn cứ chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2021-2030 và Đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021-2030, Thành phố dự kiến phát triển khoảng 69.700 - 93.000 căn nhà ở xã hội. Trong đó, khoảng thời gian 2021-2025, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến phát triển 26.200 đến 35.000 căn.

Thời gian qua, chương trình phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội của Thành phố đạt kết quả còn khiêm tốn. Nguyên nhân là còn nhiều vướng mắc về quy hoạch, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục đất đai… Để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội, các công việc phải triển khai đồng bộ, vướng mắc phải tháo gỡ nhanh chóng.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, Thành phố cần giải quyết khâu thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian đầu tư dự án nhà ở xã hội. Trong đó, phấn đấu chuẩn bị dự án 6 tháng, khởi công đến hoàn thành trong vòng 1 năm. Còn các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội mới phối hợp chặt chẽ làm nhanh, làm đúng dự án. Đối với dự án nhà ở xã hội triển khai dang dở thì đề nghị chủ đầu tư rà soát, thực hiện hoàn thiện dự án.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định sẽ phối hợp triển khai tốt xây dựng nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang. Ngoài ra, Thành phố sẽ đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho công chức, viên chức, người lao động, sinh viên thuê.

Người đứng đầu chính quyền thành phố thông tin thêm, qua khảo sát, địa phương còn khoảng 46.000 hộ dân sống ven kênh, rạch cần di dời. Người dân cần được tiếp cận với quỹ nhà hiện có và một số lượng nhà mới.

"Chúng tôi kêu gọi hiệp hội, doanh nghiệp cùng tham gia. Các bên có thể trích một phần lợi nhuận, hưởng lợi nhuận ít hơn nhưng cùng đóng góp trách nhiệm với xã hội", Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi bày tỏ.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Dự kiến có thêm 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.

Tin mới

Thủ tướng: Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m
Sáng 10/12, phát biểu tại Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sân bay đã hoàn thiện thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng nhanh, được xây dựng theo tiêu chí “3 nhất”: “thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất”.
Ngân hàng cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giao dịch tài chính trực tuyến, các hình thức lừa đảo cũng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng. Nhóm tội phạm không ngừng nghiên cứu và sáng tạo những chiêu thức mới, đánh cắp tài sản một cách tinh vi.
TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Tập đoàn TV đầu tư XD Kiên Giang
Ngày 09/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 522/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (Địa chỉ: Số 34 đường Trần Phú, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), cụ thể như sau:
Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, BH y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực - Hiệu quả
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, theo nguyên tắc “một cơ quan, đơn vị thực hiện hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính