0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 24/01/2024 14:18 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền điểm danh loạt chung cư “ngâm” phí bảo trì

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, UBND quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu 14 chủ đầu tư các nhà chung cư trên địa bàn chuyển giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban Quản trị.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền điểm danh loạt chung cư “ngâm” phí bảo trì
Chung cư cao tầng Riverside Apartment (tên thương mại là Diamond Lotus Reverside).

Cụ thể, UBND quận 8 đề nghị chủ đầu tư các nhà chung cư trên địa bàn khẩn trương chuyển giao kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư cho Ban Quản trị theo đúng quy định về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Các chung cư chậm bàn giao phí bảo trì, gồm: Chung cư Thanh Nhựt của Công ty TNHH Thương mại xây dựng kinh doanh nhà Thanh Nhựt; chung cư Felisa Riverside của Công ty Cổ phần địa ốc Chợ Lớn; chung cư nhà ở xã hội Hưng Phát (Green River Apartment) của Công ty TNHH 276 Ngọc Long…

Các chung cư chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì, gồm: Chung cư Riverside Apartment của Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp ASC Sài Gòn; chung cư The Avilla; chung cư Mỹ Phúc; chung cư Diamond Riverside; chung cư Trương Đình Hội; chung cư Topaz City khối A, B, Topaz Elite Phoenix 1 của Công ty Thương mại dịch vụ xây dựng kinh doanh nhà Vạn Thái; chung cư Tars Residence (Song Ngọc) của Công ty TNHH May Song Ngọc; chung cư Conic Riverside của Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Lĩnh Phong (CONIC)…

Theo UBND quận 8, nếu chủ đầu tư dự án chậm hoặc chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2%, đề nghị Ban Quản trị các chung cư khởi kiện chủ đầu tư tại Tòa án nhân dân các cấp. Trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu xâm phạm, chiếm dụng đến kinh phí bảo trì 2%, đề nghị Ban Quản trị các chung cư căn cứ quy định pháp luật, xem xét lập hồ sơ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền điểm danh loạt chung cư “ngâm” phí bảo trì. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.