0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 05/07/2024 06:26 (GMT+7)

Thanh Hóa: Thị trường bất động sản “ấm” dần trở lại

Theo dõi KT&TD trên

Sau thời gian dài ngủ đông, nhiều tháng qua thị trường bất động sản tại Thanh Hóa có dấu hiệu “ấm” dần trở lại với lượng giao dịch đất nền tại một số khu đô thị và nông thôn tăng khoảng từ 10 – 40%.

Thanh Hóa: Thị trường bất động sản “ấm” dần trở lại
Phân khúc đất nền tại nông thôn đang được người dân và các nhà đầu tư quan tâm bởi giá rẻ, dễ thanh khoản.

Nhiều chính sách, văn bản tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được thực hiện như: Công văn số 913/UBND-CN ngày 18/01/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày 17/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Công văn số 1599/UBND-NN ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản… Các chuyên gia bất động sản cho rằng đây là tín hiệu mừng cho thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa nói riêng và thị trường bất động sản cả nước nói chung. Cùng với đó nhu cầu sử dụng đất của người dân tăng lên, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng đầu tư mới vào các phân khúc sản phẩm bất động sản giá rẻ.

Cùng với đó thị trường bất động sản tại Thanh Hóa trong quý I và quý II/2024 đã chuyển biến tịch cực, lượng giao dịch tăng khoảng 10-20% so với cùng kỳ năm 2023, nhất là tại các khu vực đất nền đã có đầy đủ thủ tục pháp lý (mặt bằng cũ), được xây dựng tư do không theo mẫu quy hoạch, không bị ép tiến độ xây thô. Ngoài ra, các chung cư thương mại tại thành phố Thanh Hóa cũng được người dân quan tâm, bởi giá cả phù hợp với những người dân có thu nhập không cao.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hai tháng trở lại đây tại các khu vực đô thị, nông thôn lượng giao dịch bất động sản đã nhộn nhịp hơn so với trước đây. Các nhà đầu tư đã lựa chọn những khu vực có pháp lý rõ ràng để đầu tư, bên cạnh đó những đất nền, nhà thô chưa đầy đủ pháp lý ít được người dân và nhà đầu tư quan tâm, bởi tính thanh khoản và đảm bảo an toàn không cao, người dân e dè khi đầu tư.

Chị Trần Thị Quỳnh, một người dân tại thành phố cho biết: “Tôi mới bán một số lô đất nền từ cuối tháng tư khi đó tôi tưởng thời điểm đó đã cao rồi, nhưng nay lại tăng thêm 1 – 2 giá nữa so với lúc tôi bán. Mặc dù giờ tôi thấy tiếc nhưng không nghĩ thị trường lại tăng như thế, vì giữa năm ngoái tôi mua để đến tháng 4 năm nay cũng chỉ tăng được hai giá, nay mới có hơn 1 tháng cũng đã tăng được 1 giá”.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, thị trường bất động sản đất nền tại một số huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thọ Xuân… bắt đầu “ấm” trở lại, điển hình như tại huyện Thọ Xuân vừa tổ chức đấu giá hai mặt bằng Khu dân cư xã Xuân Hồng và xã Xuân Minh đã tăng cao so với giá khởi điểm khoảng từ 20 – 40%.

Theo anh Nguyễn Văn Thành, một nhà đầu tư bất động sản tại khu vực Thọ Xuân, Hoằng Hóa cho hay: “Hiện nay tôi đang quan tâm vào phân khúc thị trường đất nền giá rẻ với giá từ 500-700 triệu đồng tại nông thôn, bởi mức đầu tư thấp, tính thanh khoản cũng cao không sợ hàng tồn”.

Trái ngược với đó là phân khúc cao của thị trường bất động sản vẫn đang còn ảm đạm, nhiều dự án nhà liền kề lượng giao dịch không cao, do giá trị đầu tư lớn nên các nhà đầu tư e dè.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Thị trường bất động sản “ấm” dần trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).