0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 04/01/2025 18:10 (GMT+7)

Tăng trưởng tín dụng 16%: Động lực và thách thức?

Theo dõi KT&TD trên

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% của NHNN đề ra là khá tham vọng. Để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15% và tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% như kế hoạch đề ra thì dư nợ tín dụng của nền kinh tế sẽ tăng lên hơn 18,1 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2025. Đồng nghĩa với việc trong năm 2025, có thêm gần 2,5 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế. Thế nhưng, những con số này, dù đầy ấn tượng, vẫn chỉ là kết quả trên lý thuyết, đặt trong phép toán “nếu – thì”.

Động lực cho tăng trưởng tín dụng 16%

Mức tăng trưởng 16% là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Trong giai đoạn 2015 – 2017, tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở ngưỡng cao, trên 17%. Thậm chí, tăng trưởng tín dụng năm 2016 còn đạt mức 18,71%. Những năm sau đó đến nay, tín dụng tăng trưởng chậm hơn, dao động dưới 14% (trừ năm 2022 tăng trưởng 14,5%).

Tăng trưởng tín dụng 16%: Động lực và thách thức?

Do đó, một số ý kiến cho rằng mục tiêu 16% của NHNN đề ra là khá tham vọng. Để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Song, cũng không phải là không có căn cứ khi nhà điều hành đặt ra bài toán “khó nhằn” này.

Ngành bất động sản - một trong những trợ lực quan trọng cho tăng trưởng tín dụng khi đang chiếm khoảng 21 – 22% tổng dư nợ toàn hệ thống – đang bước vào giai đoạn phục hồi. Thống kê mới đây cho thấy, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong 3 quý đầu năm 2024, thị trường bất động sản đã ghi nhận 23.900 căn hộ sơ cấp được giao dịch, tăng 28% so với tổng số giao dịch của cả năm 2023.

Tác động từ 3 luật liên quan đến thị trường bất động sản cũng bắt đầu “thẩm thấu” vào thị trường. Với những tín hiệu tích cực đó, ngành bất động sản được dự báo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới trong năm 2025.

Theo giới phân tích, chu kì thị trường từ năm 2025 dự báo sẽ là chu kì bất động sản sở hữu động lực thúc đẩy lớn nhất từ yếu tố nhân khẩu học khi nhóm dân số sinh quanh năm 1990 (thế hệ ghi nhận sự bùng nổ dân số mạnh nhất của Việt Nam và hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tầng lấp trung lưu) bước vào giai đoạn tăng tốc mua nhà. Nhu cầu vay mua nhà của khách hàng cá nhân trong năm 2025 được dự báo sẽ phục hồi khi nền lãi suất cho vay tiếp tục duy trì ở mức thấp trong khi nguồn cung nhà đất dồi dào hơn.

Ở phía cung, các chuyên gia phân tích của VCBS nhận định, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã vượt qua giai đoạn tái cấu trúc và tiếp cận lại được nguồn vốn vay. Sau giai đoạn tạm ngưng để quan sát thị trường, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu tích cực ra mắt/chạy tin đồn các phân khu, dự án mới và được đón nhận khá tốt. Nhiều dự án đã được tháo gỡ vướng mắc pháp lý và đủ điều kiện triển khai trở lại. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã cơ bản hoàn thành xử lý các nghĩa vụ trái phiếu, đưa trạng thái tài chính về mức an toàn và vượt qua giai đoạn thanh lọc của thị trường.

Cùng với đó, bất động sản khu công nghiệp, hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất nhập khẩu, cũng được dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2025. VPBankS nhận định, mảng cho vay khu công nghiệp trong thời gian tới rất tiềm năng do quỹ đất khu công nghiệp sẽ tiếp tục được bổ sung mạnh mẽ trong giai đoạn 2025 - 2030, với trọng tâm mở rộng là các khu vực được coi là trung tâm KCN, có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung.

Từ những bước đệm đó, giới phân tích cho rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh dòng chảy tín dụng vào kênh kinh doanh bất động sản, bao gồm cả nguồn vốn dành cho các chủ đầu tư để gia tăng nguồn cung bất động sản trong tương lai, đón đầu một chu kỳ tăng giá mới của thị trường nhà đất.

Bên cạnh bất động sản, động lực đầu tư, sản xuất mạnh mẽ trong năm 2025 cũng là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.

Nhìn lại bức tranh tín dụng những năm trước đó, dễ nhận thấy rằng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, một phần do động lực đầu tư, xuất khẩu suy yếu. Tuy nhiên, trong năm 2024 hoạt động xuất, nhập khẩu đã có sự phục hồi mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu hướng tới mốc 800 tỷ USD, cao hơn 2,5 lần so với kế hoạch Chính phủ đề ra. Tiếp đà của năm 2024, hoạt động xuất khẩu trong năm 2025 được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.

Chưa kể, trong năm 2025, Việt Nam tiếp tục mở rộng phát triển công nghiệp và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là những tuyến đường cao tốc, sân bay mới và hệ thống đường sắt đô thị, cũng như nhiều công trình tầm cỡ quốc gia mới,… Quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2025 của Chính phủ cùng với việc các kênh huy động vốn khác như trái phiếu doanh nghiệp được dự báo chưa sớm phục hồi, sẽ làm gia tăng vai trò của kênh tín dụng ngân hàng.

Trong văn bản chỉ đạo mới đây, NHNN yêu cầu TCTD tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay – vốn đang duy trì ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Hơn nữa, Thông tư 06/2023/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại phải công bố lãi suất cho vay mới, thúc đẩy tính minh bạch, tăng cường cạnh tranh giữa các ngân hàng, góp phần làm giảm đáng kể lãi suất cho vay. Theo các chuyên gia VCBS dự báo, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2025. Đây tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu tín dụng và tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Tăng tốt hay tăng tệ?

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, tăng trưởng tín dụng cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của sự phát triển tích cực. Trong giai đoạn 2015 – 2023, có nhiều năm tăng trưởng tín dụng cao nhưng tăng trưởng GPD lại thấp. Ngược lại, chẳng hạn như năm 2018, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 14%, nhưng GDP vẫn tăng 7,08%, mức cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2018.

Tăng trưởng tín dụng 16%: Động lực và thách thức?

Thực tế cho thấy, những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức gấp 2 lần, thậm chí gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo thống kê, nếu như năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 89,7% thì đến năm 2023, con số này đã lên tới khoảng 133%.

Điều này chỉ ra sự thiếu liên kết giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP. Giống như TS Nguyễn Tú Anh từng trăn trở, phải chăng lượng vốn tín dụng thực sự đi vào nền kinh tế không phải là con số lớn như thống kê chỉ ra. Hay nói cách khác tăng trưởng tín dụng mới chỉ “đẹp” về số lượng, còn chất lượng tín dụng, đóng góp của tăng trưởng tín dụng cho tăng trưởng GDP vẫn chưa cao.

Các chuyên gia VPBankS cũng nhận định, tỷ lệ tín dụng/GPD của Việt Nam đang ở mức quá cao tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ. “Khi tăng trưởng phải thỏa hiệp bằng chất lượng tài sản thì mức tăng trưởng đó không bền vững, có thể dẫn đến bất ổn kinh tế, áp lực lạm phát cao và các vấn đề về nợ xấu tồn đọng khó xử lý hơn”, các chuyên gia của VPBankS nhấn mạnh.

Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) đã từng khuyến nghị Việt Nam nên kéo giảm tỷ lệ tín dụng/GDP xuống, giảm sự phụ thuộc tăng trưởng với tín dụng của nền kinh tế cũng như đảm bảo sức khỏe của hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, mặc dù bất động sản là động lực cho tăng trưởng tín dụng năm 2025 song việc đẩy quá nhiều vốn vào thị trường này cũng có thể gây ra rủi ro nợ xấu cho các ngân hàng. Bởi vốn dĩ việc tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản luôn được khuyến cáo là rất rủi ro. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng từng khẳng định, NHNN không cấm cho vay bất động sản nhưng mỗi ngân hàng phải đảm bảo hoạt động an toàn và hệ thống tài chính ổn định.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, khi nguồn vốn đổ vào quá nhiều, bong bóng bất động sản sẽ hình thành và kéo theo tình trạng cung vượt cầu. Các cuộc khủng hoảng tài chính như năm 1997, 2008, và những giai đoạn khó khăn tại Việt Nam vào năm 2011 - 2012 hay 2022 đều gắn liền với những tác động mạnh mẽ từ thị trường bất động sản. Hệ lụy là, đến nay, nhiều ngân hàng vẫn đang trầy trật xử lý các tài sản thế chấp từ những đợt cho vay bất động sản trước đó.

Do đó, các chuyên gia đều nhận định rằng, NHNN và các ngân hàng thương mại cần kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, đồng thời nắn dòng vốn vào các phân khúc có nhu cầu thực.

Ngành ngân hàng thời gian qua đã nỗ lực duy trì lãi suất cho vay ở mức thấp trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng đi lên. Ngoài ra, NHNN cũng ban hành nhiều thông tư hỗ trợ, ví như Thông tư 12/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay nhằm thúc đẩy tín dụng.

Tuy nhiên, để tăng trưởng tín dụng bền vững, động lực tăng trưởng tín dụng phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân và doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có những biện pháp hồi phục, củng cố và phát triển tổng cầu. Theo TS Lê Duy Bình, sự hồi phục về tốc độ tăng trưởng tín dụng không thể chỉ xuất phát từ nỗ lực duy nhất của ngành ngân hàng mà còn cần sự vào cuộc và chung tay của các ngành, nghề khác.

Ông ví dụ, tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ có thể đạt được khi ngành công thương thực sự nỗ lực đưa tốc độ tăng trưởng của ngành này trở lại đúng hướng. Tương tự, tín dụng dành cho lĩnh vực thương mại sẽ chỉ duy trì được đà tăng trưởng hoặc phát triển mạnh mẽ nếu các hoạt động thương mại, tiêu dùng trong nước cũng như xuất nhập khẩu được cải thiện rõ rệt.

Tăng trưởng tín dụng là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế song khả năng cung ứng vốn đầy đủ, phù hợp, đúng liều lượng mà nền kinh tế cần, nguồn lực tín dụng được phân bổ hiệu quả mới là nền tảng cho sự phát triển bền vững, ông nói.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng tín dụng 16%: Động lực và thách thức?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Trước kỷ nguyên mới, với tư duy đổi mới trong cơ chế chính sách; một thái độ với tinh thần tích cực “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; cùng một ý chí kiên cường khi phải đối mặt với những thiên tai chưa từng có trong lịch sử… kinh tế Việt Nam vẫn vươn mình “vượt nắng, thắng mưa” đạt nhiều thành tựu lớn.
Kênh đầu tư nào tiềm năng trong năm 2025?
Năm 2025 mở ra một chương mới với những cơ hội và thách thức lớn cho các nhà đầu tư, khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước đều có những chuyển biến sâu sắc. Tại Việt Nam, sự phục hồi sau đại dịch, các chính sách điều hành tích cực, cùng đà tăng trưởng ổn định tạo ra nhiều triển vọng hấp dẫn.
GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Thị trường tài chính tiêu dùng phục hồi rõ rệt
Sau giai đoạn trượt dài bởi đại dịch và những biến động kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính tiêu dùng đang bắt đầu trở lại đà tăng trưởng với những tín hiệu phục hồi đầy khích lệ.
Các dự án bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được Chính phủ hỗ trợ tài chính
Chính phủ mới ban hành Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, quản lý và sử dụng quỹ Hỗ trợ đầu tư. Theo đó, quỹ này là quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không vì mục tiêu bảo toàn nguồn tài chính của quỹ.

Tin mới

Phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu
Kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm các loại trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; Đội QLTT số 3, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tạm giữ gần 3.300 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm các loại nhập lậu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, có trị giá hơn 40 triệu đồng.
Hà Nội: Ai đang "hô biến” đất dự án để làm bãi trông giữ xe tại Khu đô thị Belleville?
Tại ô đất B4 Khu đô thị mới Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có 5.000m2 đất được quy hoạch xây dựng gara cao tầng và trạm xăng. Thế nhưng, trong khi các hạng mục này chưa được triển khai, thì một số cá nhân đã có dấu hiệu xâm phạm, xây dựng các hạng mục để làm bãi trông giữ xe.
Việt Nam đã thành công trong kiểm soát CPI
Tính chung cả năm, CPI tăng 3,63% so với năm trước, vượt mục tiêu đề ra. Nếu so với tháng 12/2023, mức tăng là 2,94%. Như vậy, Việt Nam tiếp tục có thêm một năm thành công trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.