0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 06/03/2025 13:29 (GMT+7)

Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%

Theo dõi KT&TD trên

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, yêu cầu kim ngạch xuất nhập khẩu phải tăng tối thiểu 12%, điều này đặt ra không ít thách thức với các doanh nghiệp.

Trong đó, bên cạnh việc phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến… thì việc việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng.

Theo số liệu thống kê của liên Bộ Tài chính - Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16%, đưa cán cân thương mại thặng dư 235 triệu USD.

Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 46,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có mức tăng ấn tượng hơn, đạt 18,7 tỷ USD, tăng 17,8%. Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu nông, thủy sản đạt 5,7 tỷ USD (tăng 7,7%), nhóm nhiên liệu - khoáng sản đạt 560 triệu USD (giảm 23,9%), còn nhóm công nghiệp chế biến đạt khoảng 56 tỷ USD (tăng gần 11%).

Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%
Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%. (Ảnh minh họa)

Thống kê cũng cho thấy, hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế toàn cầu. Một trong những vấn đề lớn hiện nay, là sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, EU và Trung Quốc. Điều này không chỉ làm tăng mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp mà còn khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mức tăng trưởng 12%, cần có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu, hướng tới sự bền vững và hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết, thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025 từ 12 - 14%. Điều này đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng phải tăng thêm ít nhất 4 tỷ USD so với năm 2024, đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như kỳ vọng, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, có ba vấn đề chính cần giải quyết. Đó là, các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành hàng cần phân tích chi tiết về nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, đánh giá khả năng hấp thụ lượng hàng hóa trị giá 100.000 tỷ đồng để có chiến lược xuất khẩu hợp lý.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và khối FDI phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa năng suất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.

Về phía Bộ Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, thời gian tới, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc theo sát diễn biến thị trường thế giới... Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cần phải đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như Trung Đông và Hà Lan, đồng thời tận dụng cơ hội từ các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics nhằm giảm thời gian vận chuyển và chi phí xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng. Hiện Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 17 hiệp định đã có hiệu lực. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các cam kết, khai thác hiệu quả cơ hội các Hiệp định đã ký kết; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La tinh, châu Phi.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu. Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng kế hoạch thúc đẩy sản xuất và tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp và logistics.

Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Trong khi đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí logistics, tận dụng tốt các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế.

Bạn đang đọc bài viết Tận dụng lợi thế từ các FTA để đạt mục tiêu xuất khẩu 12%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.