0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 04/08/2024 07:46 (GMT+7)

SJC bất ngờ ngừng rồi lại mua vào, rủi ro ôm vàng miếng 1 chữ

Theo dõi KT&TD trên

Trong những ngày qua, câu chuyện Công ty SJC tạm ngừng mua vàng miếng một chữ và vàng SJC móp méo đã gây xôn xao dư luận.

Dù trong tối 2/8, phía SJC cho biết sẽ thu mua vàng miếng một chữ trở lại sau khi được NHNN cấp phép dập vàng miếng bị bóp méo nhưng câu chuyện “vàng một chữ, vàng hai chữ” vẫn đang là vấn đề được bàn luận nhiều.

Ngừng mua vàng một chữ vì lý do khách quan

Trước tiên cần hiểu rõ khái niệm vàng một chữ và vàng hai chữ của SJC. Vàng một chữ là loại vàng seri có một ký tự chữ nằm trước dãy số, được SJC sản xuất trong giai đoạn từ năm 1992 – 1996. Việc đóng một chữ cái hay hai chữ cái trước dãy số seri chỉ là nhằm để xác định thứ tự từng đợt sản xuất gia công của công ty.

Theo Luật về chất lượng sản phẩm, Công ty SJC phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm này. NHNN và Công ty SJC cũng đã nhiều lần khẳng định rằng vàng miếng một chữ và vàng hai chữ đều có chất lượng như nhau và đều được lưu thông bình thường.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, Công ty SJC cũng đã nhiều lần tạm ngừng mua vàng miếng một chữ và vàng bị méo vào các năm 2012, 2015 và 2016 với lý do vàng miếng một chữ còn tồn kho nhiều, nếu mua vào thêm sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp.

Giải đáp rõ hơn về vấn đề này, bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc SJC mới đây cho biết: “Hiện nay công ty SJC không còn bán loại SJC một chữ mà chỉ thu mua vào để gia công lại thành vàng miếng SJC hai chữ. Giá mua vàng một chữ bằng với loại vàng miếng SJC hai chữ.

Sau đó, công ty sẽ gia công loại vàng một ký tự thành vàng miếng SJC hai chữ để bán ra cho khách hàng. Vàng SJC một chữ hay vàng hai chữ tự bị móp méo, cong vênh, không đủ tiêu chuẩn lưu thông đều phải được gia công lại. Để thực hiện gia công lại, công ty cần phải bố trí nguồn lực và phải được sự cho phép của NHNN.

SJC bất ngờ ngừng rồi lại mua vào, rủi ro ôm vàng miếng 1 chữ
SJC sẽ mua vàng một chữ trở lại vào ngày 5/8 tới.

Mấy ngày gần đây, công ty tạm ngưng thu mua vàng móp méo do nguyên nhân khách quan. Hiện nay, công ty đã bố trí được nguồn lực để gia công lại và sẽ tiếp tục thu mua vàng SJC móp méo”.

Cầm vàng mà không được bán?

Mặc dù SJC đã lên tiếng mua vàng một chữ trở lại, song, ở phía người tiêu dùng, không ít người vẫn bức xúc. “Từ chối mua vàng do chính mình sản xuất thì khác nào ‘mang con bỏ chợ’. Vàng là tài sản tích lũy lâu năm, một chữ hay hai chữ thì đều là vàng và có chất lượng như nhau. Mặc dù bây giờ SJC đã thu mua trở lại nhưng vẫn không có gì đảm bảo rằng doanh nghiệp này sẽ không từ chối vàng một chữ một lần nữa. Khi đó, ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi của người giữ vàng”, anh Phạm Khoa (Hà Nội) nói.

Chia sẻ với VietnamFinance, chuyên gia tài chính Đức Nguyễn cho biết: “Việc SJC tạm ngưng thu mua vàng miếng một chữ dù với lý do gì thì cũng đều là làm khó chính khách hàng của mình. Bản chất vàng một chữ hay vàng hai chữ đều là vàng và chất lượng của vàng mới là thứ cần bàn chứ không phải việc dập một chữ hay hai chữ lên đó. Tuy nhiên, do cơ chế độc quyền vàng miếng nên SJC đang tự tạo ra quyền lợi riêng cho mình và đẩy rủi ro về phía những người đã mua vàng một chữ”.

Theo ông Đức, việc SJC tạm ngừng mua vàng một chữ sẽ khiến người sở hữu không thể bán được với giá vàng miếng như hiện tại mà chỉ có thể bán với giá vàng nguyên liệu với giá thấp hơn, gây thiệt hại cho họ.

Ở góc độ khác, một chuyên gia kinh tế cho rằng trong câu chuyện này, người được hưởng lợi vẫn luôn là doanh nghiệp kinh doanh vàng. Việc ngưng mua vàng miếng một chữ vô tình kích cầu người dân chuyển đổi sở hữu vàng miếng hai chữ, từ đó, doanh nghiệp sẽ thu phí khấu hao, phí gia công. "Nghị định 24 khẳng định quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật nhưng việc SJC tự quyết định khi nào mua, khi nào ngừng mua vàng một chữ có thể khiến người giữ vàng mất niềm tin", ông nói.

Trái lại, luật sư Trương Thanh Đức lại cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm phải mua lại vàng miếng, trừ khi đã có cam kết cụ thể với khách hàng. “Nếu mua xong, cứ để nguyên như vậy mà bán sẽ ế, trong khi dập lại thì chưa được phép, đương nhiên doanh nghiệp dừng mua là bình thường. Việc doanh nghiệp từ chối mua vàng một chữ đơn thuần là bài toán kinh doanh, nếu không có lời thì họ có quyền từ chối mua”, ông nói.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Chung Nga, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh vàng bạc cho rằng, việc SJC tạm ngừng mua vàng một chữ là hợp lý.

Về vàng một chữ, SJC đã mở cửa cho khách hàng đổi miễn phí sang vàng hai chữ trong một thời gian khá dài. Sau đó, SJC có thêm chính sách thay đổi có tính phí, nhưng chỉ tính phí có 30.000 - 130.000 đồng/lượng vàng để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi. “Vậy nên, nói doanh nghiệp cố tình làm khó người mua vàng là không đúng”, bà Nga nói.

Để không xảy ra tình trạng tương tự, chuyên gia vàng Trần Duy Phương đề xuất NHNN nên cho SJC một cơ chế đặc thù, chẳng hạn như khi SJC thu đủ 1.000 lượng vàng miếng cũ thì chỉ cần gửi mail kèm theo các văn bản thống kê số lượng vàng cần phải dập mới. “Điều này sẽ giúp SJC đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường và không phải chờ quá trình chờ cấp phép thường kéo dài quá lâu”, ông nói.

Còn về phía người tiêu dùng, bà Nga khuyến nghị, những người đang giữ vàng SJC một chữ và vẫn muốn tiếp tục tích trữ thì nên tới các điểm bán vàng gần nhất để được hỗ trợ hướng dẫn đổi sang SJC chuẩn mới. Ngoài ra, bà Nga cho rằng, người mua nên đến mua vàng SJC hợp pháp theo quy định để giao dịch để mua được vàng SJC chuẩn và nhận được các thông báo chính sách kịp thời của hãng. Đồng thời, người mua cũng nên giữ hóa đơn bảo hành rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Khánh Tú

Bạn đang đọc bài viết SJC bất ngờ ngừng rồi lại mua vào, rủi ro ôm vàng miếng 1 chữ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.