0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 16/03/2025 17:39 (GMT+7)

Siết chặt thuế chuyển nhượng bất động sản: Bài toán khó với những “lỗ hổng”

Theo dõi KT&TD trên

Tại Hội thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), PGS.TS Phan Hữu Nghị, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản đang là một trong những nguồn thu quan trọng trong hệ thống thuế TNCN.

Tuy nhiên, phương pháp tính thuế đối với loại thu nhập này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, gây ra những bất cập trong thực tế.

Siết chặt thuế chuyển nhượng bất động sản: Bài toán khó với những “lỗ hổng”
Quản lý việc truy thu thuế bất động sản còn nhiều hạn chế và thách thức.

Theo các chuyên gia, có hai phương thức để tính thuế thu nhập trong chuyển nhượng bất động sản: Một là đánh thuế 2% trên giá trị giao dịch; hai là đánh thuế 20% trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Mặc dù phương án 2% trên giá trị giao dịch đơn giản, dễ thu, nhưng đây lại tạo ra một lỗ hổng lớn trong việc kê khai giá bán. Người bán thường khai giá chuyển nhượng thấp hơn thực tế để giảm số thuế phải nộp. Điều này không chỉ gây thất thu cho ngân sách Nhà nước mà còn khiến thị trường bất động sản thiếu minh bạch.

Ngược lại, phương án thuế 20% trên chênh lệch giá mua và giá bán có lợi thế hơn vì phản ánh chính xác thu nhập thực tế. Tuy nhiên, phương pháp này lại gặp khó khăn trong việc xác định đúng giá mua, nhất là đối với các giao dịch bất động sản diễn ra cách đây nhiều năm, khi chưa có cơ chế quản lý giá mua – bán minh bạch như hiện nay.

Khi người mua chấp nhận kê khai giá thấp để tránh thuế, đến thời điểm bán lại, họ sẽ gặp khó khăn khi phải ghi nhận giá mua thấp hơn giá thị trường, điều này có thể dẫn đến số thuế phải nộp cao hơn trong giao dịch bán lại sau này, khi người mua không đồng ý với mua bán 2 giá (tức là khai giá thấp).

Mức thuế 20% trên phần chênh lệch giá mua - bán cũng cần đi kèm với chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi kê khai sai giá. Khi đó, các giao dịch bất động sản sẽ trở nên minh bạch hơn, hạn chế tình trạng "hai giá" (giá thực tế và giá kê khai), đồng thời giúp Nhà nước thu thuế công bằng hơn. Thị trường bị đẩy giá do môi giới, mua bán lòng vòng sẽ bị hạn chế tối đa.

Một trong những tác động quan trọng của việc áp dụng thuế 20% trên lợi nhuận thực tế là giúp hạn chế tình trạng đẩy giá nhà đất. Nếu áp dụng nghiêm ngặt chính sách đánh thuế trên giá trị tăng thêm, các công ty bất động sản cũng sẽ phải tính toán kỹ lưỡng hơn khi quyết định mức giá bán, từ đó giúp thị trường vận hành minh bạch và thực chất hơn.

Bạn đang đọc bài viết Siết chặt thuế chuyển nhượng bất động sản: Bài toán khó với những “lỗ hổng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản nhìn từ Nghị quyết 68
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp bất động sản là một thành phần đặc biệt quan trọng trong khối kinh tế tư nhân, đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều trục phát triển, từ đô thị hóa, hạ tầng, công nghiệp, thương mại đến du lịch và dịch vụ.
Đề nghị bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết phát triển nhà ở xã hội, trong đó Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung quy định giá trần để đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa chấp thuận điều này.

Tin mới

Tín dụng khởi sắc trong quý II/2025
Tăng trưởng tín dụng đang ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý II/2025, với mức tăng mạnh so với cùng kỳ và dòng vốn tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng.