0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 30/01/2024 15:57 (GMT+7)

Quy định mới cho vay mua nhà khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng

Theo dõi KT&TD trên

Thông tư 22/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định không cho vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lo ngại có thể dẫn đến hệ quả xấu, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản.

Thông tư 22/2023 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, có quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay tiền mua nhà đã được hoàn thành để bàn giao, tức là nhà đã có sẵn.

Trường hợp cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại bảo đảm bằng bất động sản là chính nhà ở thương mại đó thì tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với trường hợp nhà ở thương mại đã được hoàn thành để bàn giao.

Quy định mới về cho vay mua nhà khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng - Ảnh 1
Quy định không cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai và thế chấp bằng chính căn nhà đó, làm lo ngại tác động xấu đến thị trường bất động sản.

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, ngân hàng không được cho người dân vay tiền để mua nhà ở hình thành trong tương lai và thế chấp bằng chính căn nhà đó.

Trường hợp, nếu người dân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở hình thành trong tương lai thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác, hoặc bảo đảm bằng tài sản khác.

Trước quy định nêu trên, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HOREA) đã có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2023 trước khi thông tư này có hiệu lực.

Theo đó, HOREA bày tỏ hoan nghênh các quy định tích cực nổi bật của Thông tư 22/2023 đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng. Tuy nhiên, HOREA nhận thấy vẫn còn tồn tại một số bất cập trong thông tư này.

Cụ thể, HOREA cho rằng, cần phải sửa đổi chi tiết quy định việc không cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai trước khi thông tư có hiệu lực, để không dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và lâu dài.

Bởi lẽ, việc cá nhân mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai và thế chấp bằng tài sản đó là giao dịch hợp pháp theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên nhà ở thương mại hình thành trong tương lai hoàn toàn có thể dùng làm tài sản bảo đảm. Do vậy quy định trên không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, quy định trên của Ngân hàng Nhà nước cũng là không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Nhà ở 2014, Luật Nhà ở 2023 và cả Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đầu tư 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Hơn nữa, khoản 10 Điều 2 Thông tư số 41/2016 và tiết (iv) điểm a khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22/2023) cũng có hàm chứa trường hợp "nhà ở hình thành trong tương lai" trong quy định.

Như vậy, từ các nghiên cứu, đối chiếu các quy phạm pháp luật có liên quan và tình hình thực tiễn, HOREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023) theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua "nhà ở thương mại hình thành trong tương lai" được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó để hoàn thiện lại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016.

Đồng thời, đề nghị bỏ điểm b khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023) để bảo đảm tính đồng bộ vì điểm b không còn cần thiết quy định này.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Quy định mới cho vay mua nhà khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh các giải pháp ngăn chặn tình trạng thao túng giá bất động sản
Thao túng giá bất động sản là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường nhà đất mất ổn định. Những chiêu trò như đẩy giá, tung tin đồn thất thiệt, và tạo nhu cầu ảo đang khiến giá bất động sản tăng vọt không kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản kỳ vọng bứt phá vào những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản đã trải qua giai đoạn trầm lắng suốt thời gian qua, nhưng hiện đang có những tín hiệu lạc quan về khả năng bứt phá vào những tháng cuối năm 2024. Với sự hỗ trợ từ chính sách lãi suất ưu đãi, nhu cầu mua nhà đang dần khởi sắc, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Tin mới

Uống cà phê như một thói quen ăn kiêng
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêu thụ vừa phải cà phê và caffeine thường xuyên có thể có lợi để ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Đà Nẵng: Xử phạt 32 triệu đồng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn Quận Sơn Trà
Trong tháng 10/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt đối với 03 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thực hiện hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng.
Sống sau lũ 2024 - Cùng đồng bào hướng đến tương lai
Sống sau lũ 2024 là một chương trình xã hội với mục tiêu trao tặng con giống, vật nuôi và những hỗ trợ cần thiết giúp bà con vùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) nhanh chóng ổn định sinh kế, từng bước tái thiết cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc